Sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ở năng lực cạnh tranh. Do đó để tồn tại và phát triển trong bối cảnh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tận dụng những lợi thế hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Mở rộng thị trường bằng các phân khúc ngách phù hợp
Khi quy mô và tiềm lực còn nhỏ, chiến lược thường được sử dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ là chui vào các ngách nhỏ của thị trường – nơi các “ông lớn” không thể chui vào. Vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chú ý những ngành nghề, ngóc ngách trên thị trường mà các công ty lớn không khai thác hoặc khó thâm nhập.
Các doanh nghiệp phải tìm cách tận dụng các sở thích tiêu dùng của khách hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng để tận dụng hết các phân đoạn thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu mà chưa được đáp ứng.
Sáng tạo ra các giá trị cao và độc lập
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn hẹp, thường lo sợ lợi thế về quy mô và sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn. Thực ra, ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng luôn tránh những cuộc cạnh tranh đối đầu về giá. Bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho cộng đồng, cụ thể là cho khách hàng. Giá trị được tạo ra càng lớn thì lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng… càng lớn. Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tập trung tìm hiểu nhu cầu của xã hội, khách hàng, phải có chiến lược kinh doanh riêng, bảo đảm tạo ra những giá trị cao, độc đáo cho khách hàng.
Có tầm nhìn dài hạn về sự phát triển
Không ai lớn lên mà không bất đầu từ tấm bé, thậm chí bắt đầu từ số 0. Trong quá trình này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được ngần ngại sự có mặt của những công ty lớn trước đó. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tự tin vào giá tri và sự tồn tại của mình thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng. Để làm tốt điều này doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển.
Tầm nhìn dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành được hệ thống sản xuất kinh doanh phù hợp, từng bước chuyên nghiệp hóa trong sự phát triển. Từ đó, mới có thể bảo đảm năng lực quản lý các hệ thống lớn trong tương lai không xa. Thường xuyên học tập và phát triển năng lực, chuẩn bị cho tương lai tươi sáng hơn là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Thứ hai, thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng qua điện thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả… là những cách thức giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả. Do đó các doanh nghiệp phải tập trung vào cách thức bao gói sản phẩm và khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn.
Cạnh tranh dựa trên yếu tố tốc độ
Các doanh nghiệp lớn luôn có bộ máy hoạt động phức tạp nên thường gặp nhiều khó khăn và chậm chạp trong quá trình chuyển đổi sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong khi đó, với lợi thế nhỏ, gần gũi khách hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế hơn ở khía cạnh này.
Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các công ty kịp thời thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Ai gần với khách hàng hơn, nắm bắt nhanh hơn, phản ứng tốt với sự thay đổi này và làm khách hàng thỏa mãn sẽ được lựa chọn.