Trên thế giới, có những công ty khởi nghiệp đã từng đạt giá trị đến vài chục triệu USD nhưng cuối cùng lại đóng cửa. Tuy nhiên, cái chết của họ lại là bài học vô cùng quý giá cho các startup theo sau, trong đó có các startup Việt Nam.
Sidecar
– Lĩnh vực kinh doanh: Mô hình gọi xe như Uber
– Năm đóng cửa: 2016
CEO Sunil Paul của Sidecar viết trong blog: “Chúng tôi không thể cạnh tranh với Uber – một công ty gọi vốn nhiều nhất trong lịch sử và quá nổi tiếng trong việc chống cạnh tranh. Mong muốn của Sidecar là trở thành một Uber mới mẻ hơn nhưng đã không thể thành công. Chúng tôi đã thất bại trên hầu hết mọi mặt trận bởi vì Uber sẵn sàng giành chiến thắng bằng mọi giá và thực tế họ không gặp bất cứ khó khăn nào để làm việc đó”.
Abraresto
– Lĩnh vực kinh doanh: Nền tảng liên quan đến thực phẩm lớn thứ 2 tại Indonesia
– Năm đóng cửa: 2015
“Chúng tôi nhận ra chúng tôi cần làm tốt hơn trước khi gọi vốn ở vòng series A một cách đầy đủ và tìm cách thu hút sự quan tâm của những người muốn mang quỹ đầu tư của gia đình cho một startup công nghệ”, CEO Ankur Mehrotra cho biết. Theo thông cáo báo chí cuối cùng của công ty, Abraresto đóng cửa vì có quá nhiều quỹ gia đình đầu tư vào tháng 5 nhưng đã bị thu hồi vào giữa tháng 8. Sau đó, Abraresto không thành công trong việc tiếp cận những quỹ đầu tư khác.
Novelsys
– Lĩnh vực kinh doanh: Tiện ích sạc điện thoại, đã giành được giải thưởng tại một cuộc thi startup
– Năm đóng cửa: 2016
Đồng sáng lập Kenneth Lou chia sẻ trên Tech in Asia: “Chúng tôi thất bại khi mở rộng công ty vào lĩnh vực bán lẻ phần cứng quá cạnh tranh, đang được thống trị bởi Razer, Fitbit, hay Occulus. Chúng tôi thất bại khi tìm kiếm sản phẩm thực sự phù hợp với thị trường”. Từ đó, nhà đồng sáng lập cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình: tập trung vào các vấn đề thực sự của người dùng, nghiên cứu và hiểu thị trường trước mỗi giai đoạn phát triển.
Rdio
– Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ âm nhạc trực tuyến với 35 triệu bài hát
– Năm đóng cửa: 2015
Cựu trưởng nhóm thiết kế của Rdio, Wilson Milner chia sẻ: “Tôi cho rằng sai lầm của Rdio là đã cố gắng phát triển bền vững quá sớm. Đó là một sai lầm rất cổ điển của một startup khi quá chú tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận và xây dựng một doanh nghiệp bền vững trước khi nó thực sự phát triển đến giai đoạn này”