Công việc của kế toán trong thời đại 4.0
14 Tháng Chín, 2022
Nhiều người nghĩ rằng, kế toán là một nghề đơn giản, đó chỉ là công việc tính toán theo các công thức đã có sẵn. Nhưng trên thực tế, công việc của kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các số liệu tài chính của tổ chức doanh nghiệp và nắm giữ chức năng giải quyết nhiều vấn đề hơn bạn tưởng. Vậy một kế toán thực sự làm gì hàng ngày?
Trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận về công việc của kế toán, các kỹ năng quan trọng và cơ hội của kế toán trong thời đại 4.0, cũng như các xu hướng hiện tại ảnh hưởng đến lĩnh vực này.
1. Tìm hiểu về công việc kế toán
Công việc của các kế toán viên là tổng hợp thông tin về các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp; thực hiện và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, thủ tục,…
Mọi người thường hãy sử dụng cụm từ “thủ quỹ” hoặc “kế toán” để nói đến vị trí công việc của một kế toán viên. Trên thực tế, tùy vào quy mô và quy định của mỗi doanh nghiệp, hai vị trí này có một số điểm khác biệt như sau:
– Thủ quỹ: nhân viên thủ quỹ chỉ cần tốt nghiệp từ bậc cao đẳng trở lên hay có chứng chỉ nghiệp vụ. Công việc của thủ quỹ là ghi chép toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh trong doanh nghiệp như: kiểm tra chứng từ thanh toán, tạm ứng,… ký xác nhận các hạng mục trong phạm vi trách nhiệm của mình.
– Kế toán viên: thường phải có ít nhất bằng cử nhân kế toán và được giao nhiệm vụ mang tính chuyên môn hơn như tổng hợp, phân tích, diễn giải các số liệu tài chính,… cho cấp quản lý thay vì chỉ thu thập thông tin.
Kế toán hiện nay được chia làm 3 nhóm:
– Kế toán công
– Kế toán doanh nghiệp
– Kế toán nhà nước
2. Nhiệm vụ và công việc của kế toán trong doanh nghiệp
Công việc hàng ngày của kế toán viên sẽ có sự khác nhau tùy theo vị trí và nơi làm việc. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ và trách nhiệm phổ biến nhất của kế toán bao gồm:
– Đảm bảo tính chính xác của các hồ sơ tài chính, tuân thủ quy trình thực hiện theo quy định của nhà nước
– Chuẩn bị và cập nhật các dữ liệu quan trọng trong báo cáo tài chính
– Lập tờ khai thuế, đảm bảo rằng các khoản thuế được nộp đầy đủ và đúng hạn
– Trung thực và luôn cẩn thận trong mọi công việc liên quan đến hồ sơ, chứng từ tài chính
– Có trách nhiệm tuân thủ pháp luật và quy định có liên quan
Xem thêm vai trò của kế toán trong doanh nghiệp.
3. Công việc của Kế toán trong thời đại 4.0 cần những kỹ năng gì?
3.1 – Chú ý đến chi tiết
Các chuyên viên kế toán phải chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất, làm việc đề cao tính cẩn thận để cung cấp các thông tin chính xác nhất. Với số lượng dữ liệu tài chính rất lớn cần phải tổng hợp và phân tích hàng tháng, công việc kế toán nếu phạm phải những lỗi đơn giản cũng có thể tạo nên những vấn đề lớn cho doanh nghiệp nếu không được phát hiện kịp thời.
3.2 – Kỹ năng giao tiếp
Kế toán phải có khả năng lắng nghe cẩn thận để thu thập chính xác các dữ kiện và số liệu từ khách hàng, người quản lý hoặc từ các nhân viên phòng ban khác. Họ cũng phải có khả năng trình bày rõ ràng kết quả công việc và những vấn đề các cấp quản lý cần phải lưu ý trong các báo cáo tài chính.
3.3 – Tư duy kinh doanh
Để rèn luyện được kỹ năng này, kế toán viên cần phải hiểu rõ các chức năng, hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp để phân tích và diễn giải chính xác các dữ liệu tài chính. Việc bổ sung kiến thức và nền tảng tư duy kinh doanh vững chắc sẽ giúp kế toán viên dễ dàng tiếp nhận và xử lý thông tin tài chính tiếp nhận hàng ngày.
3.4 – Trình độ tin học
Kỹ năng tin học tốt gần như là yêu cầu cơ bản nhất mà bất kỳ ai làm việc trong ngành kế toán đều phải đáp ứng được. Tính chất công việc đặc thù thường xuyên sử dụng các bảng tính và phần mềm hiện đại, các kế toán viên rất cần có kỹ năng tin học tốt và nhanh nhạy nắm bắt các công cụ mới để hoàn thành công việc của kế toán một cách tốt nhất.
3.5 – Phân tích dữ liệu
Thu thập và phân tích dữ liệu tài chính là công việc quan trọng của kế toán để xác định các vấn đề tiềm ẩn trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Trên thực tế, việc áp dụng quy trình phân tích dữ liệu vào lĩnh vực kế toán là một xu hướng mới nổi trong ngành, nhưng được dự đoán là sẽ có tác động ngày càng lớn trong tương lai.
4. Cơ hội và thách thức của ngành kế toán
Kế toán là một nghề có mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động của Mỹ (BLS) dự đoán rằng, việc làm của kế toán và kiểm toán viên sẽ tăng 7% vào năm 2030.
Câu hỏi về mức lương của kế toán đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Theo IABM được biết, hiện tại mức lương của kế toán sau khi ra trường thường rơi vào khoảng 7 – 12 triệu/tháng. Sau khi có 3 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 12 – 20 triệu/tháng. Với vị trí kế toán trưởng, mức lương bạn đạt được có thể từ 25 – 30 triệu trở lên. Quy mô doanh nghiệp nơi bạn làm việc càng lớn, thu nhập sẽ càng cao.
Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia, kế toán viên không cần lo ngại về các vấn đề số hóa, quy trình tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) được áp dụng ngày càng nhiều. Vì các thành tựu công nghệ này không những không tước đi cơ hội nghề nghiệp của kế toán viên mà còn giúp công việc của kế toán viên trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn khi không phải ghi chép hay tính toán số liệu bằng cách thủ công nữa, thay vào đó, kế toán sẽ nhập vào thực hiện toàn bộ quy trình trên phần mềm chuyên môn.
Xem thêm về sự phát triển của AI có ý nghĩa gì đối với tương lai của ngành kế toán – tài chính.
Các nhà tuyển dụng hiện nay thường tìm kiếm các ứng viên đã có bằng cao đẳng, đại học chuyên ngành kế toán hoặc một lĩnh vực liên quan khác, chẳng hạn như Quản lý Tài chính và Kế toán. Các chứng nhận chuyên ngành sau các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo uy tín cũng giá trị đối với các bạn có mong muốn chuyển ngành hoặc nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Vì vậy, việc thường xuyên cập nhật thông tin tuyển dụng cũng là cách thức giúp bạn nắm bắt yêu cầu chung của các doanh nghiệp để bổ sung kịp thời kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết.
5. Học gì để làm các công việc của kế toán
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy được rằng, sự phát triển theo cấp số nhân của khoa học, công nghệ và các hoạt động kinh doanh đã kéo theo sự phát triển của ngành kế toán và tài chính. Từ đó, có thể thấy, để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn cần có nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Việc lựa chọn chương trình đào tạo chất lượng tại bậc cao đẳng hoặc đại học là bước đi đầu tiên mà các bạn trẻ có thể thực hiện. Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi công việc kế toán theo đúng lộ trình.
Với những cá nhân có mong muốn chuyển sang ngành kế toán sau khi đã đi làm vài năm, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các khóa đào tạo ngắn hạn về Tài chính – Kế toán để bổ sung kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và nhận các chứng nhận sau khi hoàn thành chương trình giúp bạn đáp ứng kỳ vọng của các nhà tuyển dụng tiềm năng và đạt được các mục tiêu nghề nghiệp.
Bạn có thể tham khảo thêm các khóa học dành cho chuyên gia Tài chính – Kế toán tại Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp (IABM) – một trong những Viện đào tạo tiên phong tại Việt Nam về Kế toán, Tài chính.