“Tôi nghĩ nếu bạn muốn trở thành một quốc gia sáng tạo, bạn phải khiến cho người dân cảm thấy đủ an toàn để họ dám hành động liều lĩnh.” – Mikael Damberg, Bộ trưởng Doanh nghiệp và Đổi mới của Thụy Điển.
Thụy Điển là một quốc gia có mức thuế cao và chi tiêu của chính phủ nhiều, nơi các nhân viên được nhận phúc lợi xã hội hào phóng và nhiều thời gian nghỉ ngơi. Kinh tế chính thống sẽ gợi ý rằng những đặc điểm của một quốc gia phúc lợi như Thụy Điển sẽ có hại cho tinh thần kinh doanh.
Các nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu của chính phủ/đầu người càng cao, thì số lượng startups/người lao động có xu hướng càng nhỏ. Lý do đằng sau kết luận này là thuế thu nhập cao làm giảm lợi nhuận mong đợi của công ty cũng như động lực để họ mở ra các công ty mới.
Tuy nhiên, Thụy Điển, với dân số khoảng 10 triệu người, là một trường hợp ngoại lệ, khi quốc gia này nổi trội trong việc thúc đẩy sự hình thành của các doanh nghiệp mới đầy tham vọng. Các công ty toàn cầu như Spotify, dịch vụ streaming nhạc; Klarna, công ty thanh toán trực tuyến; và King, công ty game cho ra đời Candy Crush, đều được thành lập ở quốc gia Bắc Âu này.
Stockholm cho ra đời số lượng công ty công nghệ cao trị giá hàng tỷ USD trên đầu người cao thứ 2 trên thế giới, xếp sau Thung lũng Silicon. Ở Thụy Điển nói chung, có 20 startups – trong trường hợp này được định nghĩa là các công ty ở bất kỳ quy mô nào có tối đa 3 năm hoạt động – trên 1000 nhân viên, so với chỉ 5 startups ở Mỹ, theo số liệu của OECD.
Thụy Điển cũng xếp hạng cao nhất trong các quốc gia phát triển về khả năng nhận thức cơ hội. Khoảng 65 người Thụy Điển trong độ tuổi từ 18 – 64 nghĩ rằng có nhiều cơ hội tốt để mở một công ty nơi họ sinh sống, so với chỉ 47 người Mỹ cũng nhóm tuổi.
Cho ra đời các công ty startups có vai trò quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào mong muốn đạt tới sự hiệu quả, tạo việc làm và có động lực toàn diện, đặc biệt là đối với những quốc gia như Mỹ, nơi tốc độ tạo ra các công ty mới đã chậm lại. Bất chấp xu hướng thành lập startups hiện nay, chỉ 8 trong tất cả các doanh nghiệp của Mỹ hiện nay được coi là startups, so với con số 15 vào năm 1978. Xu hướng này đang ngược lại ở Thụy Điển. Tốc độ các công ty mới ra đời đã tăng lên nhanh chóng kể từ những năm 1990s.
Trong khi tăng trưởng GDP của Mỹ vẫn bị đình trệ, thì nền kinh tế Thụy Điển tăng trưởng ở mức 4 vào năm 2015 và 3 vào năm 2016 – một bước nhảy lớn, ngay cả khi nền kinh tế nước này nhỏ hơn nhiều khi so sánh với Mỹ. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thụy Điển cũng vượt trội so với nhiều nước châu Âu lớn khác kể từ giữa những năm 1990s. Vậy bí quyết thành công của Thụy Điển là gì?
Có nhiều khía cạnh để trả lời câu hỏi đó, nhiều khía cạnh trong số chúng liên quan đến những thay đổi đã diễn ra trong 30 năm qua.
Từ năm 1990, Thụy Điển đã giúp các công ty mới dễ cạnh tranh với các công ty lớn, có uy tín. Thụy Điển đã từng là một nền kinh tế được điều tiết chặt chẽ, trong đó các công ty độc quyền nhà nước chi phối thị trường, nhưng các quy định đã được nới lỏng khiến cho việc các công ty mới dễ dàng thay thế các công ty cũ hơn.
Những cải cách của Thụy Điển là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính vào những năm 1990s, khi tăng trưởng GDP giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, và chính phủ, nhằm tránh tiền tệ mất giá, đã tăng lãi suất lên 500.
Theo Lars Persson, một nhà kinh tế học tại Viện nghiên cứu kinh tế công nghiệp của Thụy Điển, để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, chính phủ Thụy Điển đã ngưng điều tiết các ngành công nghiệp như taxi, điện, viễn thông, đường sắt và du lịch hàng không nội địa để tăng tính cạnh tranh.
Việc bãi bỏ các quy định đã giúp giá cả ở các ngành công nghiệp như viễn thông thấp hơn, thu hút thêm nhiều khách hàng. Các dịch vụ công như chăm sóc người cao tuổi và giáo dục tiểu học đã được giao cho các công ty tư nhân. Theo Persson, các cải cách thị trường hàng hóa đã giúp cho việc cấp phép cho các công ty mới dễ dàng hơn và đào thải các công ty không hiệu quả ra khỏi thị trường.
Một Đạo luật Cạnh tranh mới năm 1993 có mục đích nhằm ngăn chặn các vụ sáp nhập lớn và các hoạt động chống cạnh tranh. Theo Pontus Braunerhjelm, một giáo sư kinh tế tại Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển, thì “Bài học chung là nếu bạn làm cho các công ty độc quyền khó chiếm lĩnh thị trường, thì sẽ càng nhiều công ty mới tham gia vào thị trường.”
Thêm vào đó, chính phủ Thụy Điển cũng tin vào một ý tưởng gây tranh cãi rằng cắt giảm thuế doanh nghiệp có thể giúp kích thích tinh thần khởi nghiệp. Những cải cách năm 1991 đã giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp từ 52 xuống còn 30. Hiện tại, tỷ lệ thuế doanh nghiệp của Thụy Điển là 22, thấp hơn nhiều so với 39 của Mỹ).
Trước cải cách trong những năm 1990s, Thụy Điển thiên vị các công ty đã xây dựng được tên tuổi hơn các cá nhân mong muốn bắt đầu kinh doanh bằng nhiều cách. Ví dụ, các các nhân ở quốc gia này phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập của họ từ việc kinh doanh, trong khi các công ty có tên tuổi có một số cách để giảm việc bị đánh thuế 2 lần.
Các cải cách về thuế đã làm cho sân chơi kinh doanh cân bằng một cách đáng kể. Ngoài thuế doanh nghiệp, Thụy Điển cũng cải cách một số loại thuế khác. Vào những năm 2000s, Thụy Điển cũng loại bỏ thuế thừa kế và một thuế áp đặt lên người giàu có, khuyến khích những người kiếm nhiều tiền tái đầu tư vào nền kinh tế. Ngày nay, những cá nhân mở và sở hữu một doanh nghiệp cũng được giảm thuế đáng kể; ví dụ, các doanh nhân có thể chuyển một phần lớn thu nhập cá nhân thành thu nhập từ vốn – có thuế suất thấp hơn.
Quá trình bãi bỏ quy định ở Thụy Điển trùng hợp với sự phát triển của Internet. Trong những năm 1990s, chính phủ đưa ra ưu đãi thuế đối với các công ty cung cấp máy tính bàn cho nhân viên của họ, với điều kiện rằng những máy tính này được trao cho tất cả mọi người, từ những người quản lý cho đến nhân viên vệ sinh toilet.
Đồng thời, chính phủ sớm đầu tư vào dịch vụ Internet tốc độ cao. Tất cả những người Thụy điển dưới 40 tuổi đều lớn lên với một chiếc PC trong nhà. Vào những năm 1990s, hầu như ai cũng online. Kể cả ngày nay, Thụy Điển vẫn nằm trong những quốc gia có tốc độ Internet nhanh nhất thế giới.
Thành tích startup ấn tượng của Thụy Điển cũng một phần nhờ cách thức hoạt động của quốc gia này. Ví dụ, mạng lưới an sinh xã hội ở Thụy Điển khiến các doanh nhân cảm thấy đủ an toàn để thực hiện các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao. Ở Thụy Điển, sinh viên được miễn tiền học đại học và có thể vay tiền cho chi tiêu sinh hoạt, qua đó cho phép bất kỳ ai theo học đại học. Chăm sóc sức khỏe cũng miễn phí và chăm sóc trẻ em được trợ cấp rất nhiều. Không có bất cứ lợi ích nào trong những lợi ích trên phụ thuộc vào tình trạng việc làm. Điều đó có nghĩa là mọi người biết rằng họ có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao và vẫn biết rằng những nhu cầu thiết yếu của họ vẫn được đảm bảo.
Cuối cùng, các yếu tố về văn hóa cũng giúp các startups phát triển ở Thụy Điển. Do quốc gia này có kích thước khá nhỏ, nên lãnh đạo của các công ty startups có mối quan hệ khá thân thiết, thường xuyên trao đổi kiến thức với nhau để giúp đỡ nhau trở nên hiệu quả hơn. Người Thụy Điển cũng có những đặc điểm văn hóa khiến cho họ dễ cộng tác với nhau hơn.
Người Thụy Điển cũng có mức độ tin tưởng lẫn nhau cao so với các nước khác, giúp họ hợp tác với nhau dễ dàng hơn mà không cần đến các hợp đồng phức tạp. Cũng nhờ sự tin tưởng này, những người giám sát có xu hướng cho phép nhân viên linh hoạt hơn khi làm việc, giúp truyền cảm hứng cho những ý tưởng mới.