“Tôi là một người của mọi người” và “Tôi muốn giúp đỡ người khác” là hai lý do phổ biến mà các giám đốc nhân sự đưa ra để chọn con đường đúng đắn cho sự nghiệp của họ. Mặc dù những lý do đó khá hay để bắt đầu nhưng vẫn chưa đủ tốt để họ thành công lâu dài.
Sau đây là 10 yếu tố mà một Quản Lý Nhân Sự cần để thành công trong lĩnh vực này.
1. Có tầm nhìn
Biết những gì bạn muốn đạt được – và tại sao. Đừng đợi đến khi tổ chức của bạn xác định nhân sự cần phải làm gì và làm như thế nào. Có rất nhiều ví dụ thực tế và các nghiên cứu giúp g tìm ra các giải pháp tối ưu. Bạn cần ưu tiên các giải pháp đó, đặc biệt là những cách có khả năng thực thi cao. Nghiên cứu mọi thứ bạn có thể tìm và kết nối với người khác. Nếu bạn đang được phỏng vấn, hãy nói rõ mục tiêu của bạn. Nếu bạn đã làm việc, phác thảo cho họ mọi cơ hội họ nhận được.
2. Là một nhà tư tưởng chiến lược
Mỗi tổ chức hàng đầu đều cần các giám đốc nhân sự phù hợp với mục đích của công ty bằng cách học hỏi những mục tiêu đó và hỗ trợ họ như thế nào. Tại một số doanh nghiệp, họ mong muốn HR không đơn giản chỉ là một bộ phận. Điều đó có nghĩa là nhân viên ở mọi cấp độ đều biết và hiểu phần của họ trong việc hỗ trợ nền văn hoá và các điều khoản nhân sự của công ty.
3. Trở thành một người giao tiếp tuyệt vời
Sự khác biệt giữa một nhà chuyên môn giỏi và một nhà lãnh đạo giỏi là khả năng giao tiếp. Bạn là tiếng nói của nền văn hóa của tổ chức bạn, vì vậy hãy hoàn thành vai trò đó bằng cách sử dụng các chiến thuật sau:
- Học theo phong cách của một người diễn thuyết gia bạn ngưỡng mộ. Luyện tập, và sau đó phát biểu ở các buổi họp nhân viên và tuyên dương những hoạt động có hiệu quả tốt mà đội ngũ nhân sự của bạn đang làm.
- Sử dụng các kỹ năng của bạn để giúp người khác giao tiếp hiệu quả hơn trong các cuộc họp, tại các sự kiện của công ty và cộng đồng, và hướng đi cho những nhân viên mới.
- Tổ chức hoặc tham dự các buổi đào tạo cách nói trước đám đông.
4. Am hiểu công nghệ
VIệc sử dụng công nghệ có thể cải thiện các quy trình và hiệu quả của nhân sự. Bạn có thể tham gia các khóa học hoặc tự đào tạo bản thân mình để có thêm kiến thức về mảng IT, bao gồm việc thực hiện các hệ thống thông tin nhân sự và hệ thống theo dõi ứng viên trong mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp.
5. Hãy linh hoạt
Trước tiên, hãy khám phá những gì bạn không biết. Thật dễ dàng để làm những thứ bạn cảm thấy quen và thoải mái, nhưng bạn cần phải tìm hiểu về những thứ mới đang xảy ra do tốc độ thay đổi trong ngành và nghề nghiệp của bạn. Phân bổ thời gian cả trực tuyến và thông qua các mối liên hệ để khám phá những vấn đề mới và những phương pháp hay nhất mà những người khác đề nghị giải quyết. Xem xét tổ chức các cuộc họp nhóm doanh nghiệp tại công ty của bạn để tạo cơ hội cho nhân viên tương tác với người khác.
Thứ hai, thử những điều mới mẻ. Thế giới không ngừng thay đổi và các chính sách cũ bạn đã sử dụng lúc trước cũng cần cập nhật.
Thứ ba, hãy là một bậc thầy áp dụng những thay đổi thật khôn ngoan. Vai trò giám đốc nhân sự cung cấp cho bạn một nền tảng hoàn hảo để nghiên cứu, thảo luận và có ảnh hưởng đến sự thay đổi của doanh nghiệp. Khi đó, tư duy cởi mở và linh hoạt sẽ hỗ trợ tốt các chuyên gia nhân sự quyết định các sự lựa chọn đúng đắn. Lên Kế hoạch – cho những điều chúng ta muốn làm hoặc cho những điều bất ngờ khi mọi thứ không xảy ra đúng theo kế hoạch cũng là một cách xử lý linh hoạt.
Thứ tư, quản lý những thay đổi thật hiệu quả. Có những ý tưởng mới là một chuyện và thực hiện chúng lại là một chuyện khác. Những ý tưởng tuyệt vời cần có thời gian và nỗ lực để thực hiện, và có ai đó quản lý chúng. Biết những gì có sẵn, sử dụng tất cả các công cụ bạn có thể tìm và đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện các kế hoạch nhân sự của bạn.
6. Hiểu số liệu
Bạn muốn làm một việc gì đó yêu cầu chi tiêu? Đó là khi bạn cần sử dụng kỹ năng phân tích số liệu của mình để quyết định ngân sách. Các nhà lãnh đạo nhân sự thường do dự khi đề xuất các chương trình vì họ sợ những điều này sẽ không bao giờ được chấp nhận. Bạn cần hiểu rõ những đề xuất đó và hiệu quả nó có thể mang lại và dẫn chứng nó bằng các số liệu cụ thể. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ hiểu được sự cần thiết từ các đề xuất của bạn.
7. Trở thành một cộng sự toàn năng
Phối hợp với từng phòng ban riêng để tìm hiểu nhu cầu của họ và họ mong đợi gì từ nhân sự. Hợp tác là cách tốt nhất để có được các ý tưởng được chấp nhận và thực hiện trong tổ chức của bạn.
Dành thời gian làm việc ở mọi phòng, tổ chức các cuộc thảo luận, chạy các chương trình thử nghiệm để đánh giá sự chấp nhận và khả năng sử dụng các ý tưởng của bạn, và bắt đầu một nhóm tư vấn để cung cấp ý kiến cho quá trình lập kế hoạch của bạn.
Bổ nhiệm vị trí đào tạo bộ phận, giám sát viên đường dây, những người chịu trách nhiệm xác định những gì cần được đào tạo trong khu vực của họ, cũng như thời gian và cách thức trình bày, giám sát sự hiện diện và hoạt động sau khi đào tạo và hành vi.
8. Ra khỏi văn phòng của bạn
Ra khỏi văn phòng của bạn nhiều hơn. Nhân viên thường nghĩ đến việc gặp nhân sự giống như đi đến văn phòng hiệu trưởng. Thường xuyên giao lưu và chủ động tìm họ sẽ giúp nhân viên làm quen với bạn và cởi mở hơn để đặt câu hỏi, và bạn sẽ trở nên quen thuộc hơn với bối cảnh của các vấn đề bạn phải giải quyết. Ngoài ra:
Nhân viên sẽ đánh giá cao sự hiện diện của bạn và các nhà quản lý sẽ cảm thấy thoải mái hơn với ý tưởng của bạn. Bạn sẽ sớm được nhìn nhận như một phần của đội chứ không phải là nhân viên nhân sự chuyên giấu giếm chính sách. Điều này sẽ giúp nhân viên có cơ hội xử lý các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Tạo ra một chính sách mở cửa cho phép nhân viên kháng cáo các quyết định bất lợi, cho phép họ đặt câu hỏi, tìm câu trả lời và phát triển lòng tin trong tổ chức.
9. Biết chấp nhận rủi ro
Hầu hết các chuyên gia nhân sự là những người không ưa rủi ro, có thể bởi vì họ không được khuyến khích (hoặc tin tưởng) để có rủi ro. Nhưng những người thành công hiểu được nhu cầu nắm bắt cơ hội và giá trị những rủi ro có thể mang lại.
10. Tạo cảm hứng cho người khác
Các quản lý nhân sự đại diện cho “các quy tắc”. Bạn càng truyền cảm hứng cho người khác để hiểu tại sao nhân sự là cần thiết và cần thiết như thế nào, và cách chúng ta làm việc vì lợi ích của họ, bạn sẽ càng được công nhận là một nhà lãnh đạo trong tổ chức. Nếu bạn có niềm đam mê, nó sẽ hiện hữu suốt trong văn hóa doanh nghiệp của bạn. Nếu không, nó sẽ chỉ là một công việc cho bạn và những người làm việc cho tổ chức của bạn.
Thực hiện theo 10 bước này và bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo nhân sự thành công hơn.