Hai năm trở lại đây, cụm từ khởi nghiệp thường xuyên được nhắc tới trong bối cảnh tình hình kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Các doanh nhân non trẻ thường nghĩ khởi nghiệp là được bắt tay gây dựng đế chế cho riêng mình và chinh phục mọi nấc thang danh vọng trong tương lai. Tuy nhiên, trước khi tiếp tục “giấc mơ” đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã thông suốt 5 lời khuyên dưới đây!
Hành xử như một người mới lập nghiệp, không phải như một doanh nhân đã thành công
Hãy gạt những yêu cầu về văn phòng tiện nghi, xe hạng sang hay những khoản chi phí to lớn, trong khi sự sống của doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào ví tiền của bạn. Giấc mơ không thể thành hiện thức trong ngày một ngày hai, do đó bạn cần tiết kiệm, cẩn trọng và tỉ mỉ với từng đồng. Bằng cách “uốn tay bảy lần” trước khi tiêu bất cứ một khoản nào bạn sẽ duy trì được chi phí hoạt động và quản lý dòng tiền hiệu quả.
Nhận thức rõ ràng bản thân và công việc mình đang làm
Đừng bắt đầu kinh doanh chỉ bởi bạn cảm thấy nó có vẻ hấp dẫn hay có thể đem lại lợi nhuận lớn, mà hãy bắt đầu từ những gì bạn yêu thích. Công việc kinh doanh được gây dựng nên từ chính những điểm mạnh và tâm huyết của bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Cùng với đó, hãy tập hợp quanh mình những cố vấn, những người sẽ giúp bồi dưỡng bạn thành một nhà khởi nghiệp thành công và một doanh nhân tốt hơn trong tương lai. Tìm kiếm kiến thức, kinh nghiệm ở những người mà bạn có chung mối quan tâm sẽ giúp bạn có được các lợi ích dài hạn.
Tập trung cao độ với công việc
Đừng quan tâm quá nhiều tới những thứ bên lề. Việc ôm đồm quá nhiều sẽ làm tinh thần và thể lực của bạn suy kiệt, dẫn đến hạn chế cả hiệu quả và năng suất. Tốt nhất là làm được 1 việc trọn vẹn, còn hơn là làm 10 việc một lúc mà việc nào cũng làng nhàng, không đâu vào đâu. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần phải nhảy sang một dự án khác cũng có nghĩa rằng ý tưởng ban đầu của bạn đang có vấn đề.
Biết tiết chế và dừng lại
Ngược lại với những gì người ta thường nói rằng: người thuyền trưởng sáng suốt không phải là người sẽ ở lại và chìm cùng con tàu. Những nhà khởi nghiệp non trẻ đừng hành động như vậy chỉ để thõa mãn cái tôi. Hãy biết tiết chế và rút chân khỏi vũng bùn khi cần thiết. Nếu ý tưởng của bạn có xu hướng thất bại ngày một rõ ràng, chứng tỏ bạn đã làm gì đó sai. Hãy xem lại mình có thể làm gì khác. Rút ra bài học từ những thất bại của chính mình sẽ là hành trang tốt hơn cho bạn và cho công việc kinh doanh sau này. Thất bại là không thể tránh khỏi, nhưng một doanh nhân đích thực là người sẽ trưởng thành từ những nghịch cảnh.