Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ trong khoảng 5 năm trở lại đây ghi nhận nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít các nhà khởi nghiệp đã thất bại do vấp phải những sai lầm đáng kể.
Khởi nghiệp đã trở thành hình thức kinh doanh lý tưởng đối với giới trẻ và những người đam mê kinh doanh. Nhất là vào thời điểm sau đại dịch, chúng ta đã thay đổi rất nhiều về hành vi, thói quen trong cuộc sống và có thêm nhiều ý tưởng kinh doanh mới nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ.
Nhưng thực tế cho thấy, không phải nhà khởi nghiệp nào cũng có những bước đầu suôn sẻ trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và dễ phạm phải những sai lầm. Theo số liệu thống kê đầu năm 2021 ghi nhận, có 78.300 doanh nghiệp thành lập mới nhưng có đến 59.800 doanh nghiệp phá sản. Điều này đã báo hiệu cho những nhà khởi nghiệp thấy được rằng, họ cần phải cẩn trọng hơn trong từng bước khởi đầu và nên tránh những sai lầm dễ phạm phải có thể kể đến như:
Không có kế hoạch kinh doanh
Thiếu tầm nhìn, chiến lược dài hạn sẽ khiến nhà khởi nghiệp dễ rơi vào những khó khăn về mặt tài chính, vận hành, định hình phân khúc khách hàng… Trước khi bắt đầu kinh doanh, chúng ta nên dành thời gian để lập bản kế hoạch, với những thông tin cần thiết về: Mục tiêu phát triển doanh nghiệp, sản phẩm – dịch vụ sẽ cung cấp, đối tượng khách hàng mục tiêu, kế hoạch Marketing, nhân sự cần có, chi phí, nguồn vốn, địa điểm kinh doanh… Một kế hoạch kinh doanh vững chắc là nền tảng cho sự thành công trong tương lai.
Chưa có tầm nhìn xa
Một bản kế hoạch ngắn hạn có thể phù hợp trong khoảng thời gian nhất định, nhưng môi trường kinh doanh không chỉ có sự cạnh tranh mà còn liên tục có sự thay đổi xu hướng thị trường bởi những tác động bên ngoài. Thế nên, để không phải chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi bất ngờ, nhà điều hành nên có tầm nhìn xa hơn, dự đoán được những biến động và linh hoạt thay đổi để doanh nghiệp đạt đột phá hoặc vượt qua khó khăn vào thời điểm nhất định.
Thiếu sự kiên trì
Trước khi thấy được thành quả kinh doanh tốt đẹp, những nhà khởi nghiệp sẽ không tránh khỏi những thử thách hay trở ngại hoàn toàn có thể xảy ra như: thiếu hụt tài chính, áp lực doanh số, phản hồi tiêu cực từ thị trường, yếu tố con người… Theo một số thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 5% các công ty khởi nghiệp có thể “đón” sinh nhật lần 2. Vì vậy, chúng ta hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng đón nhận khó khăn phía trước và hướng đến việc tìm giải pháp nhiều hơn.
Thiếu sự cập nhật
Sự phát triển của xã hội, thị trường kinh doanh, thị hiếu của khách hàng sẽ liên tục thay đổi và tạo nên những xu hướng mới, đòi hỏi nhà quản trị liên tục cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng ở đa dạng các phương tiện, để có những chiến lược mới, thích nghi với tình hình kinh doanh thực tế.
Hơn hết, sự lấn át của làn sóng công nghệ, phần mềm chuyên dụng cũng đặt ra nhiều thử thách mới cho nhà khởi nghiệp trong việc áp dụng và giải bài toán tài chính cho doanh nghiệp.
Giai đoạn khởi nghiệp đòi hỏi sự cẩn trọng và tập trung cao độ, những nhà quản trị hãy cố gắng tránh những sai lầm và tìm đến những giải pháp tối ưu qua những khóa học dành riêng cho nhà lãnh đạo như: CEO, CCO, CFO, CMO hay CHRO; bởi chương trình học sẽ tập trung đúng chuyên môn cần thiết cho vị trí điều hành tương ứng.