Khác với kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm, thái độ làm việc đòi hỏi mỗi người phải liên tục làm mới bản thân một cách tích cực theo môi trường công việc thực tế. Bởi trong thang điểm năng lực, nếu kiến thức và kỹ năng chỉ chiếm khoảng 30%, thì thái độ chiếm tới 90% hiệu quả làm việc. Nếu nhân viên có thái độ tốt, hiệu quả công việc sẽ tăng và năng lực cá nhân sẽ luôn được cải thiện.
Thái độ làm việc là gì
Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng thể hiện sự tập trung và tận tâm với công việc. Đặc biệt, thái độ làm việc cũng thể hiện một người thành công hay không. Thái độ làm việc trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của người đó và thường có hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.
Tầm quan trọng của thái độ làm việc
Khi nhân viên có thái độ làm việc tích cực sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tổ chức. Ngay cả khi xuất phát điểm của họ chưa có nhiều kinh nghiệm, với tinh thần mong muốn học hỏi và phát triển, họ sẽ tích lũy được những kinh nghiệm nhằm đảm bảo phát triển bản thân và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi nhân viên có thái độ làm việc tích cực, thì khó khăn sẽ là những cơ hội để họ tìm ra giải pháp hoặc học hỏi được từ những người đồng nghiệp khác.
Đặc điểm của nhân viên có thái độ tốt
Dù là người có kinh nghiệm lâu năm hay mới vào doanh nghiệp, thì việc đánh giá được thái độ và cách làm việc của nhân viên sẽ giúp các nhà quản lý hoạt động công ty thuận lợi hơn. Những nhân viên có thái độ tốt được thể hiện qua một số đặc điểm mà các nhà quản lý có thể quan sát được.
Người ham học hỏi: Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp là những thay đổi trong phương thức làm việc. Để có thể tiếp nhận điều này, nhân viên phải là người luôn sẵn sàng tiếp nhận các quy trình mới, học hỏi không ngừng để đáp ứng công việc hiệu quả hơn.
Luôn cẩn trọng dù là những việc nhỏ nhất: Điều này thường xảy ra với các nhân sự mới khi việc nhỏ thì không thích làm vì nghĩ rằng không tương xứng với trình độ, trong khi việc lớn thì chưa đủ khả năng làm.
Chủ động trong công việc: Một nhân viên không phải chờ đợi sự nhắc nhở mới làm việc luôn có khả năng xử lý công việc một cách hiệu quả. Ngay cả khi gặp khó khăn trong công việc, thay vì đi hỏi sự trợ giúp từ người khác, họ là người biết chủ động nghiên cứu, tự tìm phương án giải quyết. Đây là cách họ thể hiện nhu cầu chủ động phát triển kỹ năng của bản thân.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, họ luôn biết cách phát huy năng lực tốt và tìm phương thức để giải quyết những hạn chế của mình.
Luôn có trách nhiệm trong công việc: Người có trách nhiệm trước hết là người luôn hoàn thành tốt các công việc được giao, bao gồm đảm bảo deadline, đảm bảo nội dung phù hợp… Khi công việc đòi hỏi thời gian gấp rút, nhân viên phải biết phân bổ thời gian để đảm bảo mục tiêu.
Có thái độ cầu tiến: Một người có mong muốn cầu tiến sẽ luôn hoàn thành mục tiêu được yêu cầu bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bởi nó không chỉ thể hiện năng lực của họ mà còn thể hiện mong muốn rõ ràng trên con đường phát triển sự nghiệp.
Biết khiêm tốn: Người giỏi nhưng nếu không biết khiêm tốn thì sẽ không phát triển được năng lực bản thân. Bởi mỗi người thường chỉ giỏi trong một lĩnh vực nhất định và luôn cần phải bổ sung kiến thức và những thay đổi liên tục của xã hội.
Một nhân viên có thái độ tốt là khi họ hiểu mọi sự đóng góp và thời gian làm việc của họ không chỉ để tốt cho công ty mà nó cũng thể hiện được những gì họ đã làm để phát triển bản thân. Đối với lãnh đạo, việc tìm kiếm được những nhân sự có thái độ tích cực sẽ giúp công ty phát triển theo mục tiêu đã đề ra. Bởi kỹ năng và kiến thức có thể trau dồi, nhưng thái độ thường có mối quan hệ với tính cách nên rất khó thay đổi. Với vai trò là một Giám đốc Nhân sự, việc tìm hiểu ứng viên trong quá trình phỏng vấn về thái độ làm việc của họ, sẽ giúp CHRO có những lựa chọn phù hợp theo văn hóa doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về khóa học Giám đốc Nhân sự tại đây.