Một trong những yếu tố giúp giữ chân nhân viên giỏi ngày nay chính là việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Việc xây dựng này giúp các công ty thích ứng dễ dàng hơn với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.
Văn hóa doanh nghiệp là gì
Văn hóa doanh nghiệp có tầm quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp đó. Nó bao gồm giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh và thái độ của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.
Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Tạo nên định hướng và chính sách phát triển bền vững: Các chính sách phát triển thương hiệu thường có một phần tác động bởi văn hóa doanh nghiệp. Đây được coi là hình ảnh quảng bá thương hiệu giúp thu hút nhân tài hiệu quả và tạo niềm tin cho khách hàng. Các chiến lược kinh doanh của công ty cũng có một phần tác động bởi loại hình văn hóa cốt lõi này.
Tạo động lực làm việc cho nhân viên: Khi doanh nghiệp có một văn hóa phù hợp với mục tiêu, chiến lược dài hạn, nhân viên của họ sẽ nắm rõ được mục tiêu và định hướng phát triển bản thân. Điều này cũng giúp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, tạo môi trường làm việc năng động và hiệu quả hơn. Bởi với mỗi nhân viên, ngoài mức thu nhập và cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc thoải mái, hòa đồng và được đồng nghiệp tôn trọng cũng sẽ tạo hiệu quả trong công việc. Đây cũng là cách doanh nghiệp hướng mỗi nhân sự cùng tiến bước theo mục tiêu chung, giảm rủi ro “chảy máu chất xám”.
Gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp: Tinh thần và thái độ làm việc là yếu tố quan trọng giúp công việc diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, cách làm việc và quan điểm của mỗi người là khác nhau. Khi bắt đầu vào một môi trường mới, họ thường học cách để thích nghi hoặc bị đào thải. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp là bước đầu giúp nhân viên mới hiểu được họ có phù hợp với công ty hay không. Trong thời gian dài, văn hóa doanh nghiệp giúp việc quản lý tổ chức trở nên hiệu quả theo đúng mục tiêu. Nó đồng thời hỗ trợ tổ chức trong việc thu hút nhân tài và tăng cường sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức.
Tạo nên sự khác biệt: Có không ít doanh nghiệp tự xây dựng cho mình nét văn hóa riêng, giúp phân biệt họ với công ty khác. Văn hóa doanh nghiệp cũng giống như “cá tính” riêng của nó. Vì vậy, dù cùng hoạt động trong một lĩnh vực giống nhau, tổ chức vẫn thể hiện rõ sự khác biệt trên thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp luôn được ví như “phần hồn” của công ty đó. Nó là tài sản vô hình góp phần tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp. Bởi đây chính là giá trị niềm tin và tạo nên sức mạnh của tập thể, giúp doanh nghiệp đi xa hơn trên chặng đường phát triển nguồn nhân lực.
Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mỗi tổ chức, Giám đốc Nhân sự chính là người điều phối và góp phần quan trọng. Đây cũng là yếu tố phát triển theo mục tiêu nhân sự đường dài của doanh nghiệp mà CHRO luôn phải phát triển, thay đổi theo xu thế mới nhưng vẫn giữ nét truyền thống đặc trưng của công ty đó. Tham khảo khóa học Giám đốc Nhân sự để hiểu hơn về trách nhiệm của CHRO trong sự phát triển nguồn lực con người tại đây.