Năm vừa qua là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp để duy trì công việc và đảm bảo số lượng nhân sự cho hoạt động hậu Covid-19 của tổ chức. Theo đánh giá sơ bộ của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), thế giới có thể sẽ mất đi 25 triệu việc làm vì đại dịch. Đây là điều không mong muốn của cả người lao động và doanh nghiệp.
Việc nắm được bức tranh tuyển dụng sắp tới là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm. Nhưng hơn hết, các tổ chức cũng cần đánh giá lại nguồn nhân sự hiện tại và hiệu quả của nó trước khi đưa ra các kế hoạch tiếp theo.
Những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp tại thời điểm này
Nhân sự đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ do diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất đối với bộ phận nhân sự lúc này là đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lực lượng lao động để duy trì hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường. Bộ phận nhân sự luôn phải sẵn sàng cho mọi biến động có thể diễn ra trong giai đoạn này. Đó cũng là nguyên nhân khiến không ít doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc để tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo nhân sự được giữ nguyên. Vấn đề tiếp theo mang đến cho nhân sự là quá trình kiểm soát và đánh giá nguồn nhân lực hiện tại trước khi đưa ra giải pháp cho các kế hoạch sắp tới.
Thách thức của các Giám đốc Nhân sự trong giai đoạn này
Dù không chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp toàn bộ nhân viên trong các bộ phận, Giám đốc Nhân sự vẫn có tác động quan trọng để điều chỉnh lại phương thức hoạt động trong tổ chức.
Phân bổ và giữ chân nguồn nhân sự chất lượng hiện tại: Với việc số lượng công việc bị giảm sút, đồng nghĩa với mức thu nhập của nhân viên cũng bị ảnh hưởng, khiến không ít nhân sự có năng lực của công ty cảm thấy phân vân và lo lắng cho công việc của họ.
Duy trì mức độ gắn kết nhân viên: Áp lực căng thẳng và thiếu động lực làm việc là tình trạng chung của nhiều nhân viên khi phải trải qua khoảng thời gian thiếu tương tác xã hội, số lượng đầu việc bị biến đổi liên tục… Điều này là một trong những nguyên nhân khiến công việc bị chậm trễ, suy giảm tư duy sáng tạo.
Để hạn chế các tiêu cực này, Giám đốc Nhân sự cần tạo dựng lại môi trường làm việc, tăng sự kết nối giữa các nhân viên. CHRO cần coi khoảng thời gian này là lúc đào tạo và tăng kỹ năng cần có cho công việc của nhân viên. Từ đó đưa ra các mục tiêu rõ ràng để nhân viên biết được định hướng nghề nghiệp của mình vẫn đang được quan tâm.
Chuyển đổi cách thức làm việc theo hướng linh động: Trong thời gian dịch bệnh, việc quản lý và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên gặp không ít khó khăn. CHRO lúc này có thể xây dựng đội nhóm cho mỗi nhiệm vụ để giúp họ gắn kết công việc và việc đưa ra giải pháp để xử lý công việc sẽ hiệu quả hơn.
Việc phân bổ năng lực cho nhân viên nên được xử lý liên tục để đảm bảo việc sử dụng đúng năng lực vào đúng công việc phù hợp. Đây cũng là cách giúp nhân viên có cơ hội thử sức và trau dồi kinh nghiệm ở các công việc đòi hỏi nhiều thách thức hơn.
Cập nhật kiến thức cần thiết chuẩn bị cho quá trình phát triển bền vững: Việc đào tạo luôn được các doanh nghiệp quan tâm và phát triển trước đại dịch và nó càng quan trọng hơn trong giai đoạn này. Với sự phát triển của số hóa và tự động hóa, doanh nghiệp cũng cần phải đổi mới nhân sự bằng cách trao cho họ cơ hội được học hỏi những ứng dụng mới nhất. Đây chính là chìa khóa để đảm bảo viễn cảnh tương lai cho công ty.
Quản lý và giám sát hiệu quả công việc: Đây là công việc vẫn phải được duy trì ngay cả trong và sau giai đoạn dịch bệnh để xác định những khó khăn trong quá trình thực hiện và đưa ra giải pháp thích hợp. Giám đốc Nhân sự có trách nhiệm thiết kế, triển khai để đánh giá công việc. Các giải pháp hỗ trợ nhân viên có thể được điều chỉnh theo từng đối tượng nhằm tăng năng suất lao động khi cần thiết. Đây cũng là cách mà doanh nghiệp tạo thêm động lực làm việc cho nhân viên.
Giám đốc Nhân sự luôn được biết đến với vai trò đứng đầu trong việc đưa ra các chiến lược dự đoán đổi mới hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Đây là một trách nhiệm quan trọng bởi nhân sự luôn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Trong đại dịch, vai trò của CHRO lại càng quan trọng để giúp nhân viên vẫn xác định rõ được cơ hội và hướng đi mà doanh nghiệp tạo ra cho họ. Để tìm hiểu thêm về trách nhiệm và cơ hội trở thành một Giám đốc Nhân sự chuyên nghiệp, vui lòng tham khảo thêm tại đây.