Con người luôn là giá trị cốt lõi tạo ra sự thành công và phát triển cho một doanh nghiệp. Đó là lý do mà các công ty thường tìm đến nhiều nguồn tuyển dụng và xây dựng chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài. Để xây dựng những chính sách phát triển nguồn nhân lực, Giám đốc Nhân sự có vai trò cốt lõi không kém trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.
Là một CHRO có năng lực, trước hết bạn phải là một chuyên gia trong lĩnh vực nhìn và đánh giá năng lực của nhân viên cho nhiều vị trí khác nhau, phải giống như một nhà ngoại giao và chuyên gia tâm lý để hiểu rõ nhu cầu và khó khăn của nhân viên, là chuyên gia tư vấn cho ban giám đốc…
Đánh giá năng lực nhân viên
Nếu như chuyên môn chính sẽ được Giám đốc phòng ban đánh giá thì vai trò của Giám đốc Nhân sự là đánh giá tiềm năng phát triển của nhân viên đó trong tổ chức. Việc đánh giá năng lực nhân viên được thể hiện từ thời điểm tuyển dụng nhân sự kết hợp với quá trình làm việc trong tổ chức. Trong công tác tuyển dụng, tùy vào vị trí muốn tìm kiếm và quy mô của doanh nghiệp, quyết định của nhân sự sẽ chiếm từ 50-100% quyết định lựa chọn nhân sự đó cho doanh nghiệp hay không. Trong quá trình làm việc của nhân viên, nhân sự sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên các báo cáo đánh giá của họ và người quản lý. Từ đó, đưa ra mức thưởng phạt phù hợp.
Chuyên gia tâm lý
Đặc thù của công tác nhân sự là khả năng kết nối các phòng ban và cân bằng lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt, Giám đốc Nhân sự phải là người có giác quan nhạy bén để đánh giá được những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải và can thiệp đúng lúc. Điều này tránh cho nhân viên tâm lý bất mãn với một vấn đề nhất định của doanh nghiệp, gây hiệu ứng lan truyền và ảnh hưởng đến quan điểm của các nhân viên khác.
Ngoài ra, các vấn đề về nguyện vọng của nhân viên cần được các CHRO đánh giá và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Truyền cảm hứng và văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
Văn hóa doanh nghiệp luôn được coi trọng ở bất kỳ công ty nào bởi nó là giá trị cốt lõi và giúp tìm kiếm những nhân sự có chung mục tiêu quan điểm. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện giá trị, niềm tin và hình thức mà mọi người trong tổ chức hợp tác và làm việc. Để giúp cho nhân viên cùng xây dựng nét văn hóa này, CHRO luôn phải là người tiên phong thể hiện rõ phong cách và chia sẻ cho mọi người.
Việc truyền đạt thông tin từ ban Quản lý với nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi sự sai lệch trong nội dung sẽ khiến cảm thấy bị áp đặt hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của họ. CHRO chuyên nghiệp sẽ hiểu rõ yêu cầu của ban Giám đốc và truyền đạt một cách thuyết phục và hợp lý nhất để mọi khó khăn được giải tỏa.
Chuyên gia tư vấn cho Ban Giám đốc
Giám đốc Nhân sự tài năng sẽ cùng ban Giám đốc đưa ra các chiến lược phát triển nguồn nhân sự dựa trên nhu cầu của các bộ phận và tiến trình phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, với những biến động của thị trường, các Giám đốc Nhân sự cũng cần đưa ra các dự đoán xu hướng phát triển nguồn nhân lực để từ đó đưa ra kế hoạch ứng phó.
CHRO cũng là người đưa ra quyết định về chính sách đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài và chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân viên. Đây sẽ là những hướng đi giúp doanh nghiệp phát triển cả về năng lực kinh doanh và nguồn lực.
Giám đốc Nhân sự luôn là cầu nối và là trọng tài của tổ chức và nhân viên. Họ luôn phải đứng trung lập để có cái nhìn công minh nhất, từ đó giải quyết các vấn đề phát sinh. Đó là lý do mà CHRO là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp.
Tìm hiểu về khóa học CHRO- Giám đốc Nhân sự và vai trò của họ trong hoạt động của doanh nghiệp tại đây.