Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa công bố báo cáo về triển vọng năm 2016, trong đó dự báo VND có thể giảm giá 4-5 so với USD, trong khi lãi suất huy động chỉ biến động nhẹ.
GDP 2016 nhiều khả năng thấp hơn 2015
Trong năm 2016, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra và được đẩy mạnh. Theo VCBS, xuất khẩu với sức kéo chủ yếu từ khối FDI được kỳ vọng là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng, ngoài yếu tố này, hiện tại vẫn chưa nhìn thấy động lực mới cho tăng trưởng trong năm 2016.
Ở chiều ngược lại, sự ổn định và tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước thử thách do ảnh hưởng từ khả năng biến động mạnh trên thị trường thế giới, đặc biệt là các vấn đề xung quanh việc giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Thêm vào đó, với triển vọng giá dầu thô thế giới ở mức tiêu cực, bài toán cân đối thu chi ngân sách sẽ không dễ để có lời giải hợp lý.
Trong bối cảnh như vậy, VCBS đưa ra dự báo tăng trưởng GDP năm 2016 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ thấp hơn 2015 và đạt khoảng 6,3-6,4. Tỷ lệ lạm phát nay được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp và tăng khoảng 2,5.
Trong năm 2016, trong khi các doanh nghiệp trong nước nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục đối mặt với khó khăn và là khối nhập siêu thì ngược lại, các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng sẽ là động lực chính thúc đẩy xuất khẩu và là khối xuất siêu, báo cáo viết.
“Với việc vốn FDI đăng ký và giải ngân đều tăng trưởng mạnh trong năm 2015 (lần lượt tăng 12,5 và 17,4 so với 2014) và khối FDI đã và đang mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là những tập đoàn lớn như Samsung, chúng tôi kỳ vọng triển vọng xuất khẩu của khối này sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2016.
Theo đó, chúng tôi dự báo cán cân thương mại 2016 sẽ thâm hụt khoảng 2 – 3 tỷ USD”, báo cáo viết.
“VND có thể giảm 4-5 so với USD năm 2016”
Bước sang năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức áp dụng cơ chế điều hành mới với tỷ giá trung tâm hàng ngày.
Như vậy, thay vì đưa ra cam kết rõ ràng về việc giữ ổn định tỷ giá như các năm trước,cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt đã được áp dụng. Ngân hàng Nhà nước đang nhìn thấy những áp lực không nhỏ lên tỷ giá.
Động thái này, theo VCBS, là đúng đắn, hợp lý và cần thiết nhằm ứng phó với những diễn biến bất ngờ trên thị trường thế giới. Đồng thời, chúng tôi cho rằng chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ góp phần tạo dư địa để nhà điều hành duy trì mức lãi suất ổn định nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng.
Trong năm 2016, xét riêng các yếu tố trong nước, VCBS không nhìn thấy yếu tố rõ ràng nào có thể gây áp lực lớn cho tỷ giá. Tâm lý đầu cơ ngoại tệ thông qua nhiều biện pháp và can thiệp hợp lý của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng sẽ bị hạn chế đáng kể.
Trong khi đó, vốn FDI giải ngân và kiều hối được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng tích cực (FDI giải ngân năm 2015 đạt 14,5 tỷ USD (+17,4); kiều hối năm 2015 dự báo sẽ đạt khoảng 13 – 14 tỷ USD, tăng khoảng 10 so với 2014).
Ngoài ra, thâm hụt thương mại 2016 cũng được kỳ vọng sẽ không quá đột biến và ở mức vừa phải (2 – 3 tỷ USD).
Báo cáo đánh giá áp lực từ phía bên ngoài tiếp tục là yếu tố lớn nhất tạo nên rủi ro tỷ giá trong năm 2016, đặc biệt là đồng USD mạnh lên cùng lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và khả năng đồng Nhân dân tệ tiếp tục lao dốc.
Với cách tiếp cận tương đối thận trọng đi cùng lộ trình tăng lãi suất theo hướng chậm và từ từ của FED, báo cáo đánh giá yếu việc đồng USD mạnh lên có thể đã được thị trường chuẩn bị và phòng ngừa.
Trong khi đó, yếu tố khả năng Nhân dân tệ lao dốc được nhìn nhận là khó lường và đem lại nhiều rủi ro hơn, đặc biệt khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và hiện giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30 tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong năm 2015.
Trong một kịch bản tương đối tích cực và không có biến động lớn trên thế giới vượt ngoài tầm dự báo, VCBS kỳ vọng VND sẽ giảm giá khoảng 4 – 5 so với USD trong năm 2016.
Ngân hàng, bất động sản sẽ dẫn dắt
Báo cáo cũng nhìn nhận lãi suất sẽ chịu áp lực tăng trong năm 2016. Dự báo lãi suất huy động sẽ chỉ tăng nhẹ tối đa 50 điểm cơ bản (0,5) trong khi lãi suất cho vay thường có biến động sau lãi suất huy động khoảng vài tháng.
Về chứng khoán, năm 2016 được dự báo là một năm sóng gió đối với thị trường. Trong đó, quý 1 nhiều khả năng chứng kiến những diễn biến ảm đạm.
“Chúng tôi đưa ra hướng tiếp cận mang tính thận trọng với xu hướng chung của thị trường trong năm 2016 trong bối cảnh các yếu tố tiêu cực chiếm ưu thế so với các yếu tố tích cực”, báo cáo viết.
Với quan điểm trên, VCBS đưa ra chiến lược đầu tư trong đó lấy trọng tâm là các cổ phiếu chủ chốt trong nhóm ngân hàng, bất động sản – những nhóm ngành nhiều khả năng trở thành nhóm ngành dẫn dắt.
Bên cạnh đó là nhóm doanh nghiệp đem lại tỷ suất cổ tức cao (tỷ lệ cổ tức/ giá thị trường). Nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng giá cả các loại mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tiếp tục suy giảm.
Ngoài ra là các doanh nghiệp có thông tin hỗ trợ cá biệt như mua bán, tái cấu trúc M&A, thoái vốn Nhà nước,….
Theo vneconomy