Thời gian qua, Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã tác động lớn tới dòng vốn trên nhiều thị trường, cả thị trường tiền tệ, vốn và bất động sản. Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36. Vậy dự thảo này có những thay đổi nào đáng chú ý?
Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Dự thảo Thông tư 36 đã thay đổi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa. Cụ thể: Ngân hàng thương mại: 40 (quy định cũ là 60); chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 40 (quy định cũ là 60); tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 80 (quy định cũ là 200); Ngân hàng Hợp tác xã: 40 (quy định cũ là 60).
Theo BSC, điều này làm giảm khả năng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn cao. Tuy nhiên, nếu nhìn toàn hệ thống thì nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến dòng vốn tín dụng do tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn toàn hệ thống đến 30/11/2015 là 28,93, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tối đa theo quy định mới.
Cùng với đó, Dự thảo tăng tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50 vốn điều lệ. Theo Thông tư 36 các ngân hàng như BID, VCB, CTG được xếp vào nhóm ngân hàng thương mại cổ phần và tỷ lệ này được phép là 80. Theo quy định mới, các ngân hàng trên sẽ được phép duy trì tỷ lệ cho vay/huy động lên tới 90. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng tín dụng đối với BID và CTG (2 ngân hàng này có tỷ lệ cho vay/huy động ở mức cao).
Dự thảo cũng thay đổi hệ số rủi ro của “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150 lên 250. Như vậym các ngân hàng thương mại có thể sẽ phải hạn chế cấp tín dụng đối với các khoản cho vay để kinh doanh bất động sản và điều này có thể ảnh hưởng đến nhóm các doanh nghiệp bất động sản đang có nhu cầu về vốn lớn để triển khai các dự án trong thời gian tới như: VIC, CEO, SJS, DXG, KDH. Tuy nhiên, quy định này sẽ không ảnh hưởng đến các khoản vay bất động sản để ở.
Cũng theo Dự thảo, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết của doanh nghiệp. Quy định này mở rộng đối tượng hạn chế cấp tín dụng so với trước đây (không được cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư, kinh doanh trái phiếu của doanh nghiệp chưa niêm yết). Theo BSC, điều này sẽ hạn chế 1 phần tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro của khoản vay.
Theo Thời báo tài chính Việt Nam