Quản lý cấp trung chính là cánh tay quản trị nối dài và không thể thiếu đối với một nhà quản trị. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một ứng viên nào cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo cấp trung mà không cần phải qua đào tạo. Bởi vì, nghệ thuật quản trị hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Dưới đây là những lý do để bạn phải đăng ký ngay khóa học quản lý cấp trung nếu muốn làm tốt công việc quản trị hoặc mong muốn phát triển nghề nghiệp lên vị trí lãnh đạo tầm trung.
Không phải ai giỏi chuyên môn cũng giỏi quản trị
Yêu cầu về năng lực đối với một quản lý cấp trung bao gồm cả “năng lực chuyên môn” và “năng lực quản trị”. Chẳng hạn, một giám đốc tài chính giỏi thì không những giỏi nghiệp vụ tài chính mà còn phải giỏi quản trị đội ngũ và bộ máy tài chính kế toán của công ty; một giám đốc sản xuất giỏi không chỉ am tường về kỹ thuật và công nghệ sản xuất sản phẩm mà còn phải có khả năng quản lý tốt nhà máy và đội ngũ công nhân, kỹ sư của mình.
Đa số những người làm ở vị trí quản lý cấp trung đều xuất thân từ những người rất giỏi về chuyên môn, nhưng đó mới chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa “đủ”. Thực tế là không phải người nào giỏi về chuyên môn cũng có khả năng quản lý tốt sau một quá trình làm việc đủ dài. Có rất nhiều quản lý cấp trung rơi vào trạng thái mất khả năng kiểm soát “bộ máy nhỏ” do mình quản lý, dẫn đến nhân viên làm việc không hiệu quả, mất niềm tin vào khả năng quản lý của người lãnh đạo và người quản lý thì “quá tải” vì phải ôm việc với suy nghĩ mình giải quyết sẽ tốt hơn. Những điều này là hệ quả của việc người lãnh đạo thiếu khả năng quản lý nên không biết cách tổ chức, phân công công việc và điều hành. Tất cả những điều này luôn được hướng dẫn đầy đủ trong các khóa học quản lý cấp trung hiện nay.
Quản lý cấp trung không phải việc đơn giản
Bên cạnh sự am hiểu sâu về chuyên môn để có thể tư vấn chiến lược cho lãnh đạo, định hướng và dẫn dắt nhân viên đi đúng định hướng, nhà quản trị cấp cao còn đòi hỏi rất nhiều ở “đồng đội quản trị” cấp trung của mình. Chính vì vậy, nhà quản trị cấp trung cần phải có tư duy dài hạn và nhận thức vấn đề một cách nhạy bén.
Công việc của một quản lý cấp trung cũng không hề nhẹ nhàng chỉ dừng lại ở nghĩa đen gói gọn trong hai từ “quản lý”. Quản lý cấp trung phải biết được công việc và hiểu được “nỗi lo” của lãnh đạo cấp trên; hiểu được chiến lược công ty và biết cách xây dựng chiến lược bộ phận. Việc hiểu rõ văn hóa công ty và biết cách xây dựng văn hóa bộ phận; hiểu được hệ thống quản lý công ty và biết cách xây dựng hệ thống quản lý bộ phận là điều quan trọng không kém.
Ngoài ra, người quản lý cấp trung còn phải trở thành“cầu nối” giữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên của bộ phận mình để có thể truyền tải những ý tưởng của lãnh đạo công ty một cách hiệu quả. Từ đó triển khai công việc được tốt hơn và trở thành người đại diện lãnh đạo, trực tiếp chăm sóc nhân viên của công ty thuộc bộ phận mình.
Một điều quan trọng không kém là quản lý cấp trung phải có kiến thức và kinh nghiệm tốt về tuyển dụng, sử dụng và đào tạo nhân viên trong bộ phận mình để duy trì một bộ máy hoạt động có năng suất và gọn nhẹ nhất.