Phong trào khởi nghiệp tuy đang diễn ra vô cùng sôi nổi tại Việt Nam trong thời gian gian qua nhưng tỉ lệ các startup thành công và tồn tại sau 3-5 năm đầu hoạt động lại ở mức rất thấp. Điểm chung cho các thất bại này chính là việc thiếu kinh nghiệm và kiến thức điều hành doanh nghiệp. Vậy nên, học giám đốc, học để trở thành doanh nhân đúng nghĩa là đòi hỏi cấp bách đối với những sáng lập trẻ muốn nuôi lớn ý tưởng khởi nghiệp của mình.
Học giám đốc ở đâu tốt nhất?
Đây chắc hẳn là băn khoăn hàng đầu đối với nhà khởi nghiệp. Trong guồng quay tất bật để huy động vốn, khai thác tốt khách hàng tiềm năng, tìm kiếm đối tác phân phối, đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư… họ chắc chắn không có nhiều thời gian để tham gia các khóa học dài hạn, trải dài đến tất cả các vấn đề quản trị doanh nghiệp. Khóa học giám đốc tốt nhất, vì thế, sẽ là khóa học đáp ứng, bù đắp kịp thời hạn chế lớn nhất tại thời điểm nào đó của nhà khởi nghiệp. Trường hợp startup đang gặp khó khăn trong quản lý và phân bổ vốn, khóa học giám đốc tài chính sẽ cần thiết. Trường hợp công ty đối mặt với thực trạng mất kiểm soát trong quản lý, giữ chân người tài, cần xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp, khóa học giám đốc nhân sự là lựa chọn phù hợp. Đối với nhà khởi nghiệp muốn phát triển tư duy chiến lược, hoạch định tầm nhìn, quản trị tổng quát… khóa học giám đốc điều hành là lựa chọn tối ưu.
Đâu là những khóa học giám đốc thu hút nhiều nhà khởi nghiệp nhất?
Như đã phân tích ở trên, mỗi startup sẽ có những hạn chế làm nảy sinh nhu cầu học giám đốc riêng biệt nhưng theo khảo sát của IABM, nhà sáng lập, doanh nhân trẻ của Việt Nam đều có điểm yếu lớn ở mảng quản trị tài chính và quản trị nhân sự.
Trong 3-5 năm đầu xây dựng công ty, năng lực quản trị nhân sự của nhà khởi nghiệp được ví như chiếc áo quá chật so với mục tiêu và tham vọng phát triển doanh nghiệp. Quá trình quản trị nhân sự dựa chủ yếu trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân trong khi yếu tố con người luôn phải đặt lên hàng đầu nếu muốn thành công. Nhà khởi nghiệp không cần phải quá giỏi trong tất cả các lĩnh vực nhưng cần phải tập hợp được những người giỏi, có cùng chí hướng, muốn gắn bó và cống hiến cho công ty. Do quy mô nhỏ, nhiều nhà khởi nghiệp không chú trọng tuyển dụng nhân viên chuyên trách làm quản lý nhân sự; cũng như thiếu chú trọng chuẩn hóa quy trình, hệ thống quản trị nhân sự. Do thiếu tính hệ thống, nên các công việc được xử lý nhiều khi theo sự vụ và cảm tính, kéo theo là sự phân cấp, phân quyền yếu, khó phát triển được đội ngũ nhân viên cấp trung giỏi, tỷ lệ nghỉ việc cao…
Cùng với quản trị nhân sự, quản trị tài chính cũng cần được lưu tâm hàng đầu vì đó là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư. Nguyên nhân dẫn đến thất bại của hàng loạt khởi nghiệp nằm ở vấn đề quản lý dòng tiền chưa hiệu quả. Nhiều startup chỉ dừng lại ở ý tưởng đột phá, táo bạo, ở đội ngũ sáng lập viên đam mê, nhiệt huyết nhưng không có năng lực quản lý dòng tiền, duy trì cán cân tài chính dẫn đến phân bổ vốn vào mục tiêu riêng lẻ, tách biệt với chiến lược tổng thể.
Lời khuyên của IABM dành cho những ai đang ấp ủ giấc mơ xây dựng doanh nghiệp là hãy chuẩn bị tất cả về kiến thức cốt lõi, kỹ năng quản trị cần thiết trước khi bắt đầu đưa “đứa con tinh thần” bước vào cuộc chơi thương trường khốc liệt. Đó là bước đệm an toàn, vững chắc giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nhân thành công trong thời gian ngắn nhất và phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững nhất.