Giám đốc Kinh doanh luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp và chăm sóc khách hàng mục tiêu. Vì vậy để trở thành một CCO, bạn phải nỗ lực trang bị kỹ năng và trau dồi kinh nghiệm thiết yếu để đáp ứng yêu cầu của vị trí này.
Giám đốc Kinh doanh là gì?
Giám đốc Kinh doanh – Chief Customer Officer có vai trò đặc biệt quan trọng trong một công ty và chỉ đứng sau Giám đốc điều hành-CEO. CCO là người vận hành các hoạt động tiêu thụ phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp giúp cho doanh thu và tiềm lực của doanh nghiệp gia tăng. CCO không chỉ là một chức vụ lớn và có tầm ảnh hưởng quyết định trong doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi phải được đào tạo bài bản để đi tới thành công.
Vai trò của Giám đốc Kinh doanh trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ trước hết của một CCO là tìm kiếm khách hàng mục tiêu và chuyển đổi họ thành khách hàng mua hàng của doanh nghiệp. Lúc này các CCO phải vận dụng mọi kỹ năng để đưa ra cho khách hàng thấy được điểm nổi bật, lợi ích của sản phẩm. Từ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hay không.
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, CCO cũng là một nguồn thông tin quan trọng để đánh giá và đo lường được hiệu quả. Ngoài ra, CCO còn có vai trò trong việc kết nối với các đối tác quan trọng của doanh nghiệp. thể hiện uy tín và lợi thế của công ty trước khách hàng. Đây là cơ sở tạo nên hình ảnh thương hiệu trong việc cạnh tranh thị phần hiện nay.
Các kỹ năng cần có của một Giám đốc Kinh doanh
Ngoài các kỹ năng cơ bản trong quản lý, các CCO cũng đòi hỏi các kỹ năng mềm trong quá trình xây dựng mối quan hệ với nhân viên, cấp trên hoặc đồng cấp, khách hàng và đối tác.
Kỹ năng giao tiếp
Một Giám đốc Kinh doanh luôn phải chú trọng ngôn từ trong việc thúc đẩy các nhân viên làm việc hiệu quả, biết lắng nghe và giải quyết các khó khăn khi cần. Không chỉ vậy, kỹ năng đàm phán sẽ trở nên quan trọng hơn khi CCO phải cùng các Giám đốc khác lên mục tiêu kinh doanh và hỗ trợ những đối tác hoặc khách hàng cao cấp.
Kỹ năng lập kế hoạch
Là một Giám đốc Kinh doanh, việc xác định mục tiêu doanh số và dự báo xu hướng thị trường đóng vai trò quan trọng. Đây là bước đầu giúp CCO dựa vào để tổ chức công việc và phân công việc làm cho nhân viên.
Kỹ năng đưa ra quyết định
Một nhân viên trước khi đưa ra quyết định phải thông qua sếp của mình. Nhưng với các Giám đốc thì việc tự đưa ra quyết định là kỹ năng cần thiết và then chốt. Vì vậy, Giám đốc kinh doanh phải luôn đánh giá vấn đề kỹ lưỡng, trước khi đưa ra lời giải cuối cùng. Bởi một khi bạn đưa ra quyết định sai lầm, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của doanh nghiệp.
Kỹ năng tạo động lực làm việc
Việc truyền cảm hứng và tạo động lực làm việc cho nhân viên luôn thúc đẩy hiệu quả công việc tốt nhất. Việc này đòi hỏi các Giám đốc Kinh doanh phải luôn tôn trọng và tin tưởng nhân viên của mình, cho họ cơ hội để phấn đấu và hoàn thành mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển sự nghiệp của họ.
Kỹ năng kiểm soát stress
Làm việc với khách hàng khó tính nhất và giải quyết những khó khăn cho cấp dưới là điều không hề dễ dàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng đối với Giám đốc Kinh doanh. Bởi vậy mà khi nhắc đến các CCO, chúng ta thường nhắc đến một “cái đầu lạnh” trong việc giải quyết bất kỳ vấn đề gì.
Kỹ năng cập nhật công nghệ mới
Thế giới đang dần thay đổi theo các xu hướng công nghệ mới đòi hỏi các CCO phải luôn cập nhật. Các phần mềm quản lý, các công cụ hỗ trợ cho công việc cũng sẽ giúp bạn quản lý thời gian theo hướng hiệu quả hơn.
Yếu tố được đào tạo bài bản là yêu cầu rõ ràng để trở thành một CCO tiềm năng. Đó là lý do mà các Khóa học đào tạo cấp cao ra đời nhằm đáp ứng xu thế tất yếu này. Khóa học Giám đốc Kinh doanh CCO của IABM được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu của Viện kết hợp với Hiệp hội các nhà quản lý Anh Quốc-AMA. Thông qua khóa học, học viên sẽ phát triển thêm khả năng lãnh đạo, quản lý chiến lược kinh doanh, chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Bạn quan tâm đến Khóa học Giám đốc Kinh doanh CCO của IABM vui lòng tham khảo thêm thông tin tại đây.