Khách hàng là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Mọi yếu tố liên quan đến sự quan tâm và phản hồi, những mong đợi của khách hàng đều hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Và để tạo dựng mối quan hệ đó, vai trò của Giám đốc Kinh doanh – CCO luôn là yếu tố sống còn. CCO sẽ góp phần xây dựng những chiến lược bán hàng tiềm năng và tạo dựng nguồn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một Giám đốc Kinh doanh thành công là sự tổng hòa của những đặc điểm quan trọng.
Sự phù hợp trong tính cách
Đây là tiêu chí căn bản thể hiện tố chất của một Giám đốc Kinh doanh. Những CCO giỏi luôn biết cách học hỏi từ những trải nghiệm của bản thân và của người khác. Từ đó tổng hợp nên bản sắc riêng của mình.
Không ngừng thay đổi: Tính chất công việc đòi hỏi các Giám đốc Kinh doanh phải luôn linh hoạt và không ngừng thay đổi. Bởi tâm lý và xu hướng người tiêu dùng cũng như sản phẩm dịch vụ cũng có xu hướng thay đổi liên tục.
Xây dựng niềm tin: Niềm tin là vũ khí giúp các Giám đốc Kinh doanh xây dựng đội ngũ nhân viên của mình và khẳng định được trọng lượng trong lời nói. Khi mọi người tin tưởng lẫn nhau sẽ tạo nên một sợi dây gắn kết và giúp công việc trở nên hiệu quả hơn. Việc xây dựng niềm tin cũng thể hiện với mối quan hệ của CCO với khách hàng và đối tác.
Khả năng giao tiếp linh hoạt: Kỹ năng giao tiếp không chỉ quan trọng trong mối quan hệ với khách hàng, đối tác mà nó còn thể hiện rất rõ tố chất một nhà quản lý. Đây là kỹ năng đòi hỏi sự linh hoạt bởi mỗi cá nhân đều có những quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau. Đây cũng là một nét tính cách mang đậm trí tuệ cảm xúc EQ – Kỹ năng quan trọng của mọi nhà quản lý.
Luôn luôn lắng nghe và giải đáp thắc mắc: Lắng nghe cũng là cách để giúp các Giám đốc Kinh doanh thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng hoặc nhân viên. Từ việc lắng nghe mọi chia sẻ từ nhiều nguồn khác nhau, Giám đốc cũng dễ dàng trau dồi kinh nghiệm giải quyết mọi vấn đề phát sinh.
Kinh nghiệm trong công việc
Để trở thành một Giám đốc Kinh doanh thành công thì trước hết các CCO phải hiểu rất rõ về công việc của mình. Đó bao gồm những mối liên hệ với khách hàng và tầm quan trọng của họ, xây dựng sự tín nhiệm trong doanh nghiệp.
Để làm được điều này, CCO cần hoạch định được chiến lược bán hàng sát với mục tiêu và quy mô doanh nghiệp.Ở giai đoạn gây dựng, công ty sẽ tập trung vào việc phát triển sản phẩm và hình thành đội ngũ bán hàng. Trong thời kỳ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tham gia vào các cuộc chiến thực sự với nhiều đối thủ khác nhau. Khi đã đi vào ổn định là lúc giữ các phương án duy trì và đảm bảo hiệu suất bán hàng. Các bước tiến của doanh nghiệp cũng đồng hành với kinh nghiệm ngày càng dày dặn của CCO.
Kỹ năng cần có
CCO chuyên nghiệp không chỉ có tầm nhìn của một nhà quản lý chuyên nghiệp mà còn có sự hiểu biết sâu sắc như một nhà tâm lý học. Luôn làm việc trong môi trường căng thẳng, Giám đốc Kinh doanh luôn phải duy trì “một cái đầu lạnh” để giải quyết mọi sự cố phát sinh.
Ngoài kiến thức chuyên môn như kỹ năng phân tích đánh giá dữ liệu, tìm kiếm và phát triển thị trường, CCO cũng cần kỹ năng đưa ra quyết định để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của khách hàng và công ty.
Không phải ai ngay từ đầu đã có thể trở thành một Giám đốc Kinh doanh giỏi. Để xây dựng chân dung của một CCO đòi hỏi bạn phải luôn nỗ lực không ngừng để phát triển bản thân. Hiểu được chính mình là kỹ năng giúp các Giám đốc Kinh doanh tương lai tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Bạn đang quan tâm đến việc xây dựng hình tượng của CCO và cập nhật các kiến thức mới nhất về phương thức kinh doanh trong nước và thế giới, tham khảo khóa học Giám đốc Kinh doanh tại đây.