Thương hiệu luôn được các doanh nghiệp quan tâm và thường xuyên tập trung xây dựng. Bởi nó là yếu tố giúp khách hàng hiểu hơn về tổ chức, khẳng định chất lượng và chỗ đứng trên thị trường. Với vai trò là một Giám đốc Marketing, việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và tìm các giải pháp giúp tăng độ nhận diện là những yếu tố sống còn.
Tầm quan trọng của việc mở rộng thương hiệu cho doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với việc tăng nhận diện sản phẩm: Thương hiệu không chỉ thể hiện ở cái tên, logo… mà nó là sự tổng hòa những trải nghiệm mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng tiềm năng của họ. Mỗi thương hiệu sẽ có những nét đặc trưng và câu chuyện riêng. Đây là yếu tố cơ bản giúp mọi người biết doanh nghiệp là ai trên thị trường.
Tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh: Trong thị phần sẽ có nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhau. Việc xây dựng thương hiệu giúp công ty tạo ra sự khác biệt hóa trong sản phẩm và giúp khách hàng tìm đúng thương hiệu mà họ tin dùng. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng khi khách hàng đã có niềm tin vào sản phẩm và sẵn sàng trở thành khách hàng trung thành.
Khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm: Khách hàng ngày càng thông minh khi cẩn trọng trong việc lựa chọn một thương hiệu hoặc sản phẩm họ tin dùng. Duy nhiên, một khi đã đặt niềm tin vào nó, họ sẵn sàng trở thành khách hàng trung thành nếu doanh nghiệp vẫn giữ mãi được chất lượng của mình. Các doanh nghiệp truyền tải thông điệp mang giá trị rõ ràng và thể hiện hành động vì thông điệp đó sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành thật sư.
Thu hút nhân tài cho doanh nghiệp: Một thương hiệu mạnh cũng sẽ thu hút nhiều tài năng trẻ muốn gia nhập đội ngũ của họ. Đó là lý do mà mỗi khi các thương hiệu lớn tuyển dụng, họ dễ dàng tìm được những ứng viên tài năng với số lượng ứng tuyển đầy triển vọng so với các đối thủ khác.
Thống nhất và đồng bộ chiến lược của doanh nghiệp: Việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà nó là một quá trình. Doanh nghiệp không chỉ xây dựng hình ảnh của mình với khách hàng, mà những yếu tố về chất lượng sản phẩm, những con người trong công ty cũng là thành phần tạo nên thương hiệu đó.
Tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường: Với bất kỳ doanh nghiệp đang trên đà phát triển, việc mở rộng thị trường luôn là ưu tiên hàng đầu. Để tạo ra niềm tin cho các đối tác mới, một profile chất lượng và một thương hiệu danh tiếng sẽ là bước đầu khiến kế hoạch của tổ chức thành công.
Những việc cần làm của Giám đốc Marketing trong tiến trình xây dựng thương hiệu
Trong tiến trình xây dựng thương hiệu, Giám đốc Marketing sẽ cần đánh giá đúng giá trị của nó trên thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch thúc đẩy nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.
Định vị thương hiệu: Dù là doanh nghiệp mới hay đã tồn tại lâu trên thị trường, việc thường xuyên định vị lại thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Các dữ liệu cần nghiên cứu bao gồm thị trường, đối thủ cạnh tranh, chân dung khách hàng mục tiêu… Đây là bước đầu mà các CMO phải làm để có những kế hoạch tiếp theo trong tiến trình lên kế hoạch phát triển thương hiệu.
Đánh giá lại bộ phận diện thương hiệu: Việc các doanh nghiệp sau một thời gian thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của mình là điều không mới. Điều quan trọng là mỗi lần thay đổi, doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt là yếu tố giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu và tạo dấu ấn đến khách hàng mục tiêu.
Tầm quan trọng của truyền thông nội bộ: Mỗi nhân viên trong công ty giống như “Đại sứ của thương hiệu”. Truyền thông nội bộ giúp định vị thương hiệu doanh nghiệp và gắn kết mọi người từ bên trong. Đây là bước đầu giúp hình thành văn hóa doanh nghiệp và giúp họ tiến xa hơn trên chặng đường phát triển.
Cập nhật xu hướng nhận diện thương hiệu trong kỷ nguyên số: Ngày nay, thay vì đến trực tiếp doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tìm hiểu doanh nghiệp trước thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu số. Hệ thống này bao gồm website, landing page,… Vì vậy việc đầu tư bài bản, viết bài chuẩn SEO để tăng cơ hiệu quả tìm kiếm sẽ là phương thức hỗ trợ hiệu quả.
Điểm nhấn thương hiệu trong các hoạt động truyền thông: Hoạt động truyền thông là phương thức chính giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp tới khách hàng. Những kế hoạch bao gồm xác định đối tượng truyền thông, câu chuyện thương hiệu, kênh truyền thông, kế hoạch content marketing…
Xây dựng thương hiệu là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này có nhiều ý nghĩa và giúp cho chỗ đứng của doanh nghiệp ngày càng tăng. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của việc nhận diện thương hiệu và cách thức xây dựng hình ảnh của CMO – Giám đốc Marketing, vui lòng tham khảo khóa học tại đây.