Một sản phẩm được cho là hiệu quả khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngày nay việc phân khúc được khách hàng theo yếu tố nhân khẩu học đang trở nên dễ dàng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng doanh nghiệp và CCO đã hiểu rõ được khách hàng của mình. Đó là lý do vì sao họ có thể tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới đang tò mò với sản phẩm, nhưng lại mất đi những khách hàng hiện hữu. Bởi đơn giản doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm không đúng mục tiêu họ cần.
Bởi vậy mà các doanh nghiệp thành công thường đi xa hơn mong đợi của khách hàng hiện tại và dạy họ biết được những lợi ích trong dài hạn. Biến những điều khách hàng chưa nghĩ tới thành tính năng hiện hữu của sản phẩm là cách công ty phát triển xa hơn và đánh bại mọi đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Và một thực tế cho thấy, việc đáp ứng được hầu hết nhu cầu khách hàng trên thị trường là điều kiện “không tưởng” mà các doanh nghiệp rất dễ thất bại khi theo đuổi. Vì vậy, tìm được đối tượng khách hàng phù hợp cũng là yếu tố cần thiết.
Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Đây là cách doanh nghiệp đứng trên lập trường của khách hàng để suy nghĩ về nhu cầu của họ. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, những thành viên trong doanh nghiệp phải là là người trải nghiệm sản phẩm trước tiên. Thông qua quá trình “đóng vai là một khách hàng”, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về sản phẩm của mình, những điểm nổi bật và hạn chế giúp quá trình cải tiến sản phẩm hiệu quả. Ngoài ra, việc hiểu sản phẩm còn là yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
Học hỏi từ chính khách hàng hiện hữu
Thông qua các cuộc khảo sát hoặc cuộc gọi chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về khách hàng của mình, những điểm hiệu quả hoặc khó khăn khi họ sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin sẽ giúp công ty thấy được sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng để có những thay đổi phù hợp. Đây là công việc xuyên suốt cần được doanh nghiệp thực hiện đặc biệt là sau khi khách hàng chọn mua và sử dụng sản phẩm.
Trở thành một “chuyên gia” về khách hàng
Để có thể trở thành chuyên gia và thấu hiểu khách hàng của mình, những người tiếp cận với khách hàng phải là một phần như họ. Việc hiểu được thói quen, mong đợi của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia. Và khi thực sự hiểu được khách hàng mong muốn gì là lúc doanh nghiệp có thể lên một bản kế hoạch chi tiết thay vì chỉ là các kỳ vọng thiếu xác thực.
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là những gì binh pháp Tôn Tử đã nói và cũng là triết lý thường được áp dụng trong kinh doanh hiện nay. Hiểu được khách hàng mục tiêu và xác định nhu cầu của họ để có những thay đổi cần thiết là bước quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Trong công ty, người hiểu rõ về đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ phải kể đến Giám đốc Kinh doanh. Là người có cơ hội tiếp xúc với khách hàng, chia sẻ thông tin sản phẩm, những phản hồi của CCO đứng trên phương diện khách hàng sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp cải thiện những hạn chế trong nội tại. Để hiểu hơn về vai trò của CCO trong tổ chức, bạn có thể tham khảo khóa học Giám đốc Kinh doanh tại đây.