Giám đốc kinh doanh (CCO) là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước Hội đồng Quản trị (HĐQT) về các vấn đề tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Tùy đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà Giám đốc tài chính có thể đảm nhiệm thêm các chức năng khác.
Tìm hiểu vai trò của CCO trong doanh nghiệp
5 vai trò đặc trưng của Giám đốc Kinh doanh (CCO)
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Nhiệm vụ quan trọng của CCO chính là đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp, hiệu quả
Một trong những vai trò trọng yếu của Giám đốc Kinh doanh (CCO) chính là hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Người làm giám đốc buộc phải có khả năng nhận biết, nắm bắt sự biến chuyển của thị trường để có thể điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Quản lý, giám sát các dự án kinh doanh
Các dự án kinh doanh của công ty phải có sự giám sát của CCO
Ngoài chức năng hoạch định, Giám đốc Kinh doanh (CCO) còn là người trực tiếp quản lý, giám sát các dự án của doanh nghiệp. Công việc này giúp cho các nhà quản trị có thể đánh giá, đo lường hiệu quả các chiến lược dài hạn. Từ đó, nhà quản trị sẽ có sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược ngắn hạn, dài hạn phù hợp với từng thời kỳ.
Quản lý đội ngũ SALE
Giám đốc kinh doanh cũng là người quản lý đội ngũ SALE
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu đội ngũ SALE giỏi. CCO sẽ là người giám sát, quản lý nhân sự nằm trong đội ngũ SALE của doanh nghiệp mình. Nhiệm vụ này giúp kiểm soát tốt chất lượng đội ngũ bán hàng, tăng hiệu quả kinh doanh.
Kiểm soát dòng tiền
Các khoản đầu tư tài chính sẽ do CCO chịu trách nhiệm chính
CCO là người trực tiếp quản lý, điều phối và thực hiện các chiến lược để quản trị nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ kiểm soát dòng tiền của CCO bao gồm: Đàm phán, quản trị, thu hồi công nợ; Duy trì các thỏa thuận tài chính; Điều chỉnh mức tài chính cho các kênh đầu tư để mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Xây dựng mối quan hệ kinh doanh
CCO đảm nhiệm vai trò đối ngoại cho doanh nghiệp
Một trong những nhiệm vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng của người làm Giám đốc Kinh doanh (CCO) chính là ngoại giao.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có được thuận lợi, nhanh chóng hay không nhờ một phần lớn vào các mối quan hệ trong kinh doanh. Doanh nghiệp có mối quan hệ càng rộng càng có lợi thế trên thương trường.
Vì thế, ngoài nhiệm vụ xây dựng chiến lược, xây dựng đội ngũ nhân lực, giám sát hoạt động nội bộ, CCO còn đảm nhiệm vai trò ngoại giao, phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh doanh hiệu quả.
Làm thế nào để trở thành một Giám đốc Kinh doanh giỏi?
Bạn mong muốn trở thành một CCO tài năng, có đủ khả năng lãnh đạo và phát triển mảng kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững?
Hãy tham gia khóa học CCO – Giám đốc Kinh doanh của IABM. Khóa học sẽ mang đến cho bạn những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu trong công tác điều hành doanh nghiệp.
Khóa học CCO tại IABM được giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành
Viện Kế toán và Quản trị Doanh nghiệp có đội ngũ chuyên gia giảng dạy chất lượng, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành tại các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.
Ngoài chương trình học được xây dựng dựa trên sự nghiên cứu, phối hợp thực hiện bởi các chuyên gia của IABM và Hiệp hội Các nhà Quản lý Anh Quốc, các buổi chuyên đề, hội thảo với chuyên gia nước ngoài cũng được tổ chức thường xuyên. Bạn sẽ có cơ hội lắng nghe, học hỏi từ những kinh nghiệm chia sẻ của những nhà lãnh đạo tầm cỡ để biết được doanh nghiệp của mình cần có sự điều chỉnh, thay đổi như thế nào.
Bạn lo ngại về việc không thể sắp xếp thời gian phù hợp để tham gia khóa học? IABM thường xuyên khai giảng các khóa học CCO với các khung thời gian vô cùng linh động, phù hợp với cả những người bận rộn.
Hãy đến và trải nghiệm chương trình học CCO tại IABM để cảm nhận sự khác biệt.
Tham khảo chương trình học và đăng ký học tại đây.