Bạn là kế toán mới ra trường và vô cùng khó khăn khi thể hiện năng lực với nhà tuyển dụng? Thực tế cho thấy rằng những kiến thức trên giảng đường chỉ mới dừng lại ở mức lý thuyết. Trong khi công việc kế toán lại mang tính thực hành rất cao. Do đó, không ít sinh viên đều bổ sung cho mình chứng chỉ thực hành này. Vậy, bạn sẽ học được gì từ khóa “Hướng dẫn làm kế toán trên excel”?
Giúp bạn hiểu rõ thêm về nguyên lý kế toán
Nếu như chúng ta cần phải học phép cộng, trừ, nhân, chia, nguyên tắc dấu ngoặc, tính giá trị biểu thức… trước khi chúng ta dùng máy tính, thì với ngành kế toán cũng vậy, bạn cần nắm rõ nguyên lý kế toán, từ đó ứng dụng thực hành trên thuật toán các hàm excel tương ứng. Mặt khác, các giảng viên đều có nhiệm vụ giúp bạn hiểu sâu về bản chất kế toán, từ đó làm nền tảng cho việc luân chuyển các chứng từ phát sinh. Song song đó luôn là những thủ thuật cân đối lỗ lãi, những cách xử lý khi nhập, định khoản… sai.
Giúp thao tác vững trên mẫu số sách kế toán excel
Những mẫu sổ sách kế toán trên excel gồm có:
- NHẬT KÝ
- Nhật ký chung
- Bảng phân bổ TK 142
- Bảng phân bổ TK 242
- Bảng Khấu hao TSCĐ 214
- Sổ quỹ
- Sổ tiền gửi Ngân hàng
- Sổ tổng hợp công nợ Phải thu TK 131
- Sổ tổng hợp công nợ Phải trả TK 331
- Bảng cân đối số phát sinh Tài khoản tháng
- KHO
- Danh mục hàng hóa
- Bảng kê Phiếu nhập kho
- Bảng kê Phiếu xuất kho
- Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn
- Danh mục ngày tháng
- Bảng phân bổ chi phí mua hàng
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH – THUẾ
- Bảng cân đối số phát sinh TK năm
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B-01/DNN)
- Báo cáo Kết quả kinh doanh (Mẫu B-02/DNN)
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B-03/DNN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B-09/DNN)
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu 03/TNDN)
- Phụ lục 03-1A/TNDN (BCKQKD)
- Phụ lục 03-2A/TNDN (Chuyển lỗ)
Và việc thực hành, áp các chứng từ kế toán vào đúng vị trí đều cần có sự hướng dẫn kỹ càng. Thông thường tại những khóa học Hướng dẫn làm kế toán trên excel đều có các chứng từ thực tế (bản photocopy) như: số phụ ngân hàng, hóa đơn chi phí , giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, hóa đơn mua bán hàng hóa… giúp bạn căn cứ để nhập liệu. Ví dụ như:
- Nhập chứng từ mua hàng và phiếu xuất kho. Dùng hàm liên kết để xuất ra phiếu Nhập-Xuất-Tồn
- Nhật ký chung: Học viên kế toán sẽ tổng hợp các phát sinh trong kỳ hay theo đối tượng cụ thể mà mô hình doanh nghiệp đang theo đuổi như chi tiết công nợ phải thu, phải trả…; Khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao này ra sao; Tạo lập các sổ cái, sổ quỹ… và các báo cáo bằng cách vận dụng các hàm liêt kết (Vlookup, Sumif…) để xuất ra doanh thu, chi phí… của từng tháng.
Hướng dẫn làm kế toán trên excel còn giúp các kế toán viên tương lai thực hiện những nghiệp vụ kế toán khác, khi doanh nghiệp chưa sử dụng các phần mềm kế toán chuyên nghiệp.
Không chỉ là đơn thuần nhập liệu, kiểm soát mà còn là nền tảng phát triển.
Là kế toán, bạn chắc chắn hiểu: Số liệu không dừng ở đó, nó còn báo động những rủi ro cho doanh nghiệp và cho thấy những dự báo tương lai. Và thực trạng hiện nay cho thấy, những kế toán viên yếu các thuật số excel sẽ khó lý giải được những phát sinh sai trên hệ thống mẫu kế toán excel. Khi bạn cần bất cứ bảng tổng hợp như chi phí, doanh thu từng mặt hàng, báo cáo quý… thì chỉ cần vài thủ thuật excel nhỏ là có thể ngồi phân tích và định lượng chúng.
Cuối cùng, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn tiết kiệm chi phí bằng việc làm sổ sách trên kế toán excel, do đó, để dễ dàng xin việc, bạn nên trang bị kỹ năng này để tự tin ứng tuyển. Mặt khác, với các thủ thuật toán excel, bạn còn hiểu được bản chất và quy trình từng nghiệp vụ kế toán chuyên môn, là nền tảng cơ bản cho việc ứng dụng các phần mềm kế toán sau này.