Dù là doanh nghiệp khởi nghiệp hay đã phát triển trong một thời gian thì việc giữ vững và đảm bảo cho sự phát triển là bài toán cần tìm lời giải. Có không ít công ty gặp khó khăn trong việc duy trì doanh thu và định hướng mở rộng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc doanh nghiệp không thường xuyên đánh giá tình hình sức khỏe và xây dựng chiến lược thay đổi để phù hợp với biến động thị trường.
Phân tích tình hình thực tế
Các công ty trước khi thực hiện kế hoạch thì việc phân tích tình hình là điều cần thiết. Điều này bao gồm việc phân tích tình trạng nội bộ của công ty, nắm vững tình hình thị trường và môi trường kinh doanh. Trước hết, việc xây dựng kế hoạch phát triển mới cần dựa trên năng lực của công ty, bao gồm điểm mạnh, kỹ năng quản lý, nguồn lực nhân sự, nguồn vốn và độ phủ thương hiệu… Đồng thời, việc nắm được các mặt hạn chế của công ty như mạng lưới phân phối, sản phẩm chưa được cải tiến… Cuối cùng, yếu tố thị trường và môi trường kinh doanh thay đổi cũng là điều doanh nghiệp cần quan tâm để có những điều chỉnh chiến lược hợp lý và kịp thời.
Xây dựng câu hỏi cho kế hoạch
Các công ty thường có thói quen xây dựng kế hoạch nhưng lại rập khuôn theo các câu hỏi đã được lên sẵn. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra các câu trả lời tương tự, không giúp lên được kế hoạch mới. Vì vậy, việc xây dựng bộ câu hỏi tốt sẽ là tiền đề giúp chiến lược đã lên được thực thi thành công.
Liên kết chiến lược với nguồn lực nội tại
Doanh nghiệp hoạt động là sự tổng hòa của nhiều bộ phận. Vì vậy để vận hành hài hòa thì các bộ máy trong công ty phải có sự liên kết với nhau. Để đạt được hiệu quả khi tiến hành các chiến lược mới, tổ chức phải tập trung vào việc đánh giá và liên kết các nguồn lực hiện có. Các nguồn lực này bao gồm nhân sự triển khai chiến dịch, nguồn vốn hỗ trợ, kết hợp với các chiến dịch đang tiến hành theo hướng điều chỉnh hoặc làm mới…
Sử dụng các công cụ gợi ý trong quá trình lên chiến lược
Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ phân tích các chiến lược. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá thị trường, điểm mạnh, điểm yếu nội tại… Tuy nhiên, chúng chỉ là những gợi ý nhằm hỗ trợ quá trình phân tích thông tin hiện có. Việc sử dụng quá nhiều công cụ không đúng cách cũng có thể gây ra những sai số và ảnh hưởng đến việc định hướng sai chiến lược dó.
Vai trò của lãnh đạo quyết định thành công của chiến lược
Chiến lược có thể thành công hay không đều nhờ vào sự dẫn dắt của lãnh đạo và những thành viên đồng hành trong tổ chức. Người lãnh đạo cần có tầm nhìn về xu hướng phát triển kinh tế, dự đoán các thay đổi về nguồn lực và nhu cầu thị trường… để từ đó thiết lập các chiến lược phù hợp. Để các chiến lược được thực thi thành công, doanh nghiệp cần đi trước đối thủ cạnh tranh, xây dựng vị thế dẫn đầu. Đây là kim chỉ nam cho việc hiện thực hóa mọi kế hoạch được đề ra.
Điều mà hầu hết các doanh nghiệp thường mắc sai lầm là họ thường nghĩ hoạt động kinh doanh luôn tiến triển tốt đẹp thì không cần xây dựng chiến lược phát triển. Tuy nhiên, sự vận động trong thị trường đầy biến động luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới hoặc sẽ không theo kịp và trở nên lỗi thời. Để tránh biến cố này xảy ra, Giám đốc Điều hành có trách nhiệm đảm bảo việc lên kế hoạch xây dựng tầm nhìn và dẫn dắt doanh nghiệp hiện thực hóa những chiến lược đã gây dựng. Để hiểu rõ hơn vai trò của CEO và định hướng phát triển thương hiệu trong dài hạn vui lòng tham khảo khóa học Giám đốc Điều hành tại đây.