Trong quy mô doanh nghiệp, tài sản lớn nhất không phải là tiền, cũng không phải là bất động sản, mà chính là con người. Nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công việc đang trở nên cấp thiết. Bởi chỉ khi có nguồn lực này, các kế hoạch trong dài hạn của doanh nghiệp có thể đạt đúng mục tiêu cũng như kỳ hạn.
Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam xếp thứ 84/137 quốc gia về kỹ năng sinh viên tốt nghiệp đại học và xếp thứ 79/134 về năng lực đổi mới sáng tạo. Kết quả này cho thấy năng lực của lao động Việt Nam đứng khá xa so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Trình độ lao động được đào tạo đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn còn thấp.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì?
Nguồn nhân lực chất lượng cao là cụm từ chỉ các đối tượng lao động thành thạo với nghề mà họ đang theo đuổi, khiến họ dần trở thành những lao động giỏi, có kỹ năng chuyên môn. Họ có thể đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn các nhân sự khác hoặc thậm chí là chịu trách nhiệm nhiều công việc khác nhau.
Trong một doanh nghiệp, ngoài các nguồn nhân lực thông thường, sẽ có khoảng 10 – 20% nhân lực nằm trong nhóm nhân sự chủ lực để tạo ra thế đứng vững chắc cho doanh nghiệp. Việc nâng cấp và tăng tỷ lệ lao động chất lượng là bài toán đặt ra cho các công ty trong chiến lược phát triển trong dài hạn.
Xem thêm: Giữ chân Người tài – Kỹ năng cần có của một Giám đốc Nhân sự
Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
Trước hết, nguồn lao động chất lượng cao tạo ra năng suất lao động tốt hơn do có kỹ năng tốt kết hợp kinh nghiệm tích lũy. Những lao động này là người luôn sáng tạo trong công việc, tìm tòi học hỏi để đảm bảo công việc đạt hiệu quả tối đa. Điều này sẽ được thấy rõ trong tốc độ xử lý công việc của họ.
Ngoài ra, việc cập nhật các quy trình, công nghệ hiện đại theo kịp xu thế luôn là hướng đi của các doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực chất lượng, họ luôn sẵn sàng thay đổi, cập nhật kiến thức mới để hoàn thành tốt công việc. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để giúp doanh nghiệp đi xa hơn theo mục tiêu đề ra.
Xem thêm: Vai trò mới của HR trong thời kỳ biến động
Hướng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao của các Giám đốc Nhân sự
Để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, các Giám đốc Nhân sự phải chú trọng đến 3 khâu: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ. Đào tạo sẽ giúp người lao động cập nhật các kiến thức và xu hướng phát triển mới. Việc sử dụng người lao động đúng người đúng vị trí cũng giúp cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn. Khi đã xây dựng được nguồn lực này, các chính sách đãi ngộ sẽ là cách thức để công ty giữ chân người tài cho sự phát triển bền vững.
Chính sách đào tạo: Một thực tế cho thấy, sinh viên mới ra trường chỉ đáp ứng được khoảng 60% yêu cầu công việc. Trong quá trình làm việc, các doanh nghiệp vẫn phải có các chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm đáp ứng được tính đặc thù và nâng cao chất lượng công việc.
Chính sách sử dụng nhân sự chất lượng: Có người tài nhưng không biết cách khai thác tài năng của họ và sử dụng họ ở đúng vị trí cũng là vấn đề của nhiều doanh nghiệp. Việc không sử dụng được họ cũng thể hiện năng lực còn hạn chế của doanh nghiệp trong kế hoạch phát triển lâu dài. Và khi không có môi trường và cơ hội phát triển, các lao động này sẽ có xu hướng chán nản và tìm kiếm môi trường khác phù hợp hơn.
Chính sách đãi ngộ: Khi đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân lực chất lượng, việc giữ chân họ là bài toán tiếp theo của Giám đốc Nhân sự. Bởi các vấn đề về “chảy máu chất xám” là bài học của các doanh nghiệp lớn trên thế giới mà chúng ta phải xem xét. Khi một nhân sự chất lượng làm việc lâu năm nghỉ việc sẽ trở thành việc “thất thoát tài sản con người” rất lớn đối với một công ty.
Xem thêm: Cơ hội & Thách thức cho các nhà tuyển dụng trong Kỷ nguyên 4.0
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Đó là quan điểm không bao giờ sai của các doanh nghiệp muốn vươn lên tầm cao trên thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ấy, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò then chốt tạo nên sự phát triển bền vững. Để tìm kiếm được nguồn lao động chất lượng cao, vai trò của Giám đốc nhân sự rất quan trọng. Giám đốc Nhân sự – CHRO phải luôn kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của từng thành viên trong tổ chức. Từ đó CHRO có thể đưa ra các chính sách phù hợp theo kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tìm hiểu cơ hội nâng cao năng lực chuyên môn thông qua khóa học Giám đốc Nhân sự CHRO của IABM tại đây.