Hiện nay, dù mô hình doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần đến vị trí kế toán tổng hợp vì những đặc thù đối với loại hình công việc này. Vậy những công việc đó gồm những gì và quan trọng ra sao? Để trả lời những thắc mắc trên, chúng ta hãy cùng xem qua hai hình thức hoạt động trong doanh nghiệp dưới đây.
A – Hoạt động trong doanh nghiệp
Hầu hết công việc kế toán tổng hợp đều xoay quanh các nghiệp vụ kiểm soát và điều khiển. Điều này bắt buộc người giữ vị trí trên phải vững về chuyên môn, có khả năng tổng hợp và phân tích số liệu, luôn cập nhật những quy định kế toán mới, đặc biệt phải hiểu sâu về quy trình sản xuất tại doanh nghiệp (nếu có) để tối đa hóa chi phí sản xuất.
Thực hiện công việc kiểm tra
- Những định khoản
- Các số liệu giữa các đơn vị khác nhau trong nội bộ (so sánh dữ liệu chi tiết và dữ liệu tổng hợp) và số dư cuối kỳ
- Chi tiết công nợ ứng với từng nhà cung cấp, đồng thời thực hiện kiểm kê tại từng cửa hàng, cơ sở và kho
- Đối với công ty sản xuất, kế toán tổng hợp còn phải theo dõi, tính toán giá thành sản xuất thực tế và những tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu đi kèm.
Thực hiện công việc báo cáo
- Lập báo cáo tài chính theo quý, năm (kèm giải trình chi tiết)
- Cung cấp các số liệu báo cáo cho ban giám đốc khi có nhu cầu
- Lưu trữ các dữ liệu theo quy định của pháp luật
Điều khiển kế toán viên
- Lập quy trình hoạch toán liên quan đến kiểm soát tài sản, công nợ, chi phí, doanh thu
- Hướng dẫn kế toán viên hạch toán các nghiệp vụ chuyên biệt của kế toán
B- Hoạt động ngoài doanh nghiệp
Là người giao tiếp chủ chốt trong những buổi làm việc mang tính quan trọng (với cơ quan nhà nước) và “đại sứ” với nhà cung cấp, khách hàng của mỗi doanh nghiệp.
- Thực hiện công tác đón tiếp cơ quan thuế kiểm tra và làm việc với các cơ quan ban ngành khác.
- Nhiều ý kiến cho rằng trong công việc bán hàng, chỉ có nhân viên kinh doanh mới quan trọng nhất và bác bỏ sự quan trọng của kế toán tổng hợp. Vậy hãy xem qua kế toán tổng hợp làm những gì trong công tác bán hàng:
- Xác nhận công nợ hàng tháng nhằm tránh sai sót tổng tiền và cả những chứng từ trong giao dịch
- “Người đòi nợ” khéo léo của doanh nghiệp. Dễ dàng nhận thấy kế toán có những phương pháp rất khéo để khách hàng không thể từ chối việc thanh toán nhanh.
- Giao dịch với các nhà cung cấp để được giá thành tốt nhất có thể
Các ý tổng hợp trên chỉ gởi đến người đọc những khát quát chung nhất nhằm trả lời câu hỏi “Kế toán tổng hợp làm những gì?” Để chính xác hơn, những kế toán viên mong muốn trở thành kế toán tổng hợp cần tham gia những khóa học đào tạo chuyên sâu để chuẩn bị “bước nhảy vọt” trong sự nghiệp của mình.