Kế toán trưởng hay kế toán tổng hợp? Đâu là lĩnh vực mà các học viên nên lựa chọn để có được sự bổ trợ tốt nhất cho công việc tương lai cũng như nâng cao cơ hội việc làm trong tương lai?
5 điểm khác biệt cơ bản giữa kế toán trưởng và kế toán tổng hợp
Định nghĩa
Kế toán trưởng là một chức danh thuộc về lĩnh vực kế toán. Người làm kế toán trưởng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về kế toán cũng như các yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp là một mảng công việc thuộc bộ phận kế toán. Người làm kế toán tổng hợp đảm nhiệm các công việc ghi chép, phản ánh và xử lý các thông tin, số liệu kế toán một cách tổng quan nhất để lập báo cáo tài chính theo thời gian quy định.
Công việc thực hiện hằng ngày
Đối với một kế toán trưởng, công việc hàng ngày chính là xác định một cách cụ thể và chuẩn xác các nhiệm vụ cần triển khai trong ngày; Liên hệ các bộ phận kế toán đơn lẻ để phân công công việc. Người làm trưởng bộ phận kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Còn đối với người làm kế toán tổng hợp, khối lượng công việc sẽ nhiều hơn và mang tính đặc thù hơn so với người làm trưởng bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện một chuỗi các công việc như: Kiểm tra, đối chiếu, xác định, đề xuất, tính giá, định khoản, kiến nghị, đề xuất, xử lý công nợ, số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp và các nghiệp vụ phát sinh khác theo yêu cầu của kế toán trưởng.
Tiêu chuẩn
Người làm kế toán tổng hợp đòi hỏi phải có năng lực nghiệp vụ kế toán, có khả năng phân tích, tổng hợp và nắm vững các nghiệp vụ đặc thù của kế toán.
Tiêu chuẩn để trở thành kế toán trưởng của doanh nghiệp là người đảm nhiệm vị trí này phải có đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ kế toán và bắt buộc phải thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn
Kế toán trưởng trong doanh nghiệp được phép yêu câu bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan đến các bộ phận chức năng đó; phổ biến, đưa ra các chỉ đạo về nhiệm vụ, chuyên môn cho các kế toán viên; ký duyệt hoặc từ chối ký duyệt các tài liệu về kế toán; tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức vụ kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ trong doanh nghiệp theo đúng quyền hạn được phân công.
Kế toán tổng hợp có quyền yêu cầu các kế toán viên điều chỉnh lại các sai số trong nghiệp vụ kế toán và yêu cầu bộ phận kế toán đơn lẻ cung cấp báo cáo theo quy định của doanh nghiệp.
Mối liên hệ trong công tác hàng ngày
Cả kế toán trưởng lẫn kế toán tổng hợp đều là những người có mối liên hệ thường xuyên với các bộ phận kế toán đơn lẻ trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan bên ngoài như: Cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục quản lý tài chính doanh nghiệp, …
Nên học kế toán trưởng hay kế toán tổng hợp?
Mỗi mảng kế toán đều có những đặc thù công việc riêng. Do đó, trước khi quyết định nên chọn mảng kế toán nào để theo đuổi, bạn nên định hướng rõ sở thích, nhu cầu cũng như con đường nghề nghiệp tương lai để có thể lựa chọn đúng chương trình học cho mình.
Đối với những người đang đi làm trong lĩnh vực kế toán hoặc các lĩnh vực khác muốn tìm hiểu về nghiệp vụ kế toán, các khóa học kế toán ngắn hạn, hiệu quả tại Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng định hướng và có cái nhìn tổng quan về các mảng công việc trong bộ phận kế toán.
Khóa học được tổ chức linh hoạt vào các khung giờ ngoài giờ hành chính, chương trình học mang tính tổng quan, cập nhật liên tục kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giúp các học viên có thể nhanh chóng nắm bắt và nâng cao trình độ trong lĩnh vực kế toán chuyên môn của mình.
Các khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn tại Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp, vui lòng xem chi tiết tại đây.