Trong hoạt động kinh doanh, ngoài những thành công được thể hiện qua những con số lợi nhuận, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều dạng rủi ro có thể xảy ra. Những rủi ro bao gồm cả những vấn đề dự đoán trước được và không dự đoán trước được. Các Giám đốc điều hành và Ban giám đốc luôn phải tập trung trong việc quản lý cũng như đánh giá rủi ro tiềm ẩn và tìm phương án giải quyết dự phòng cho những vấn đề đó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo việc xử lý những vấn đề phát sinh nhanh chóng và hiệu quả.
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro có nhiều khái niệm khác nhau nhưng cơ bản đây là một quy trình quản lý quan trọng nhằm đánh giá những rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh, trong hệ thống hoặc trong bất kỳ quá trình làm việc với các thành viên trong doanh nghiệp. Bằng việc đánh giá và đưa ra những dự đoán cần thiết cho các rủi ro có thể phát sinh, doanh nghiệp có thể phòng tránh hoặc làm giảm nhẹ mức nghiêm trọng của các vấn đề đó mà vẫn đảm bảo mục tiêu hoạt động.
Cùng với việc lên kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp thì các Giám đốc điều hành cũng song song đánh giá những rủi ro phát sinh để đảm bảo các kế hoạch kinh doanh được diễn ra thông suốt.
Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý rủi ro trong doanh nghiệp được thực hiện trong 4 bước chính. Mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng để giúp các Giám đốc điều hành đánh giá đúng thực trạng và giải quyết những vấn đề một cách triệt để.
Nhận diện rủi ro
Quá trình nhận diện rủi ro thường được dựa trên các bài học kinh nghiệm về các sự cố phát sinh trong chính doanh nghiệp hoặc dựa trên những chia sẻ của những doanh nghiệp khác. Khi rủi ro thực sự diễn ra, việc doanh nghiệp chuẩn bị tốt sẽ giúp họ hạn chế tối đa những ảnh hưởng mà rủi ro đó gây ra, tránh mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến khách hàng và hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc gọi tên được những rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra phương pháp giải quyết hiệu quả.
Đánh giá & phân tích rủi ro
Trong quy trình quản trị rủi ro, các Giám đốc điều hành cần phải đánh giá được khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của vấn đề dựa trên các báo cáo từ nhiều nguồn trong hệ thống. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Giám đốc điều hành có thể cân nhắc về người có thể xử lý được và lựa chọn giải pháp phù hợp từ người đó.
Phương án quản trị rủi ro
Việc xác định trước những rủi ro có thể phát sinh và đưa ra các phương án dự phòng để xử lý cũng như đánh giá chi phí phát sinh là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp để tránh mất quá nhiều thời gian cho việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều rủi ro không dự đoán được và không thường xuyên xảy ra lại gây ra các vấn đề lớn và khó giải quyết. Những ví dụ điển hình của loại rủi ro này thường đến từ các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, những yếu tố ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường…. Từ đó, phương án giải quyết các vấn đề phát sinh sẽ khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng và tùy theo thời điểm.
Giám sát hiệu quả thực hiện giải quyết rủi ro
Việc giám sát hiệu quả trong việc xử lý phát sinh đóng vai trò tiên quyết giúp doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm quay trở lại quy trình vận hành chung. Đối với giai đoạn xảy ra vấn đề, quá trình giám sát đòi hỏi tính liên tục trong suốt khoảng thời gian cho đến khi vấn đề được giải quyết triệt để.
Việc giám sát không chỉ trong giai đoạn xảy ra vấn đề mà trong một số loại rủi ro, nó cũng cần được thường xuyên đánh giá lại. Tùy theo quy mô của tổ chức mà việc đánh giá lại rủi ro sẽ được thực hiện bởi một bộ phận riêng biệt hoặc đôi khi là trách nhiệm của chính Giám đốc điều hành trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động.
Nghệ thuật quản trị rủi ro cũng cho thấy một cái nhìn khác về tầm quan trọng của Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp. Khóa học ngắn hạn tại IABM dành cho các Giám đốc điều hành sẽ là giải pháp tối ưu giúp các Giám đốc có thể có thêm những cập nhật mới trong quy trình quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, để doanh nghiệp tiếp tục tiến bước với những kế hoạch kinh doanh trong dài hạn của mình. Liên hệ đăng ký với IABM ngay hoặc tham khảo nội dung khóa học tại đây.