Những Giám đốc Điều hành (CEO) hiệu quả có thể có tính cách, thái độ, điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, để trở thành một CEO có sức thuyết phục, họ thường tuân theo những nguyên tắc điều hành riêng. Cùng IABM tham khảo 8 nguyên tắc điều hành hiệu quả nhất dành cho các CEO.
1. Đặt câu hỏi “Cần phải làm điều gì?”
Việc đặt câu hỏi này sẽ giúp cho Giám đốc Điều hành quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Thông thường, các nhiệm vụ khẩn cấp sẽ được đặt ra để trả lời cho câu hỏi “Cần phải làm điều gì?”. Tuy nhiên, những CEO giỏi sẽ không thực hiện tất cả các nhiệm vụ được đặt ra. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào một nhiệm vụ có tính khả thi nhất.
Bạn cần đặt ra thứ tự ưu tiên những nhiệm vụ cần giải quyết theo mức độ khả thi. Từ đó hãy tuân thủ theo thứ tự này để điều hành doanh nghiệp tốt hơn.
2. Đặt câu hỏi “Điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp?”
Nguyên tắc này rất quan trọng đối với các CEO doanh nghiệp gia đình. Đặc biệt là khi họ phải đưa ra những quyết định về vấn đề nhân sự. Những công ty gia đình thường ưu tiên thăng chức cho nhân viên là thành viên trong gia đình. Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh nếu người này không có năng lực. Nên có sự đánh giá rõ ràng giữa nhân viên đó và những đồng nghiệp khác không thuộc gia đình.
3. Xây dựng kế hoạch hành động
Khi bạn muốn áp dụng những kiến thức của mình vào thực tế, bạn cần lên kế hoạch hành động. Bạn nên đưa ra những kết quả mong muốn, những hạn chế, khó khăn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa ra kế hoạch phân bổ thời gian để thực hiện hành động đó.
Một kế hoạch hành động là bản tường trình những dự định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thị trường, môi trường kinh doanh, nhân sự trong doanh nghiệp. . Do đó, cần phải thường xuyên xem xét lại kế hoạch hành động dựa vào những thay đổi của các yếu tố trên.
4. Chịu trách nhiệm về các quyết định
Giám đốc Điều hành chỉ nên đưa ra quyết định khi mọi người đã thông qua các vấn đề sau:
– Người chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động;
– Thời hạn thực hiện kế hoạch;
– Những người liên quan đến quyết định cần hiểu và tán đồng với quyết định đó;
– Những người cần được thông báo về quyết định để nắm thông tin, mặc dù họ không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Các quyết định cần được kiểm tra kết quả và xem xét lại một cách có hệ thống. Việc này giúp các CEO biết được điểm mạnh, điểm yếu và những kiến thức họ đang thiếu. Thông thường, kết quả của quyết định không như mong đợi là vì họ không bố trí đúng người, đúng việc. Do đó, bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc đóng vai trò rất quan trọng đối với các CEO.
Mọi người thường nghĩ rằng chỉ những Giám đốc Điều hành mới được đưa ra quyết định. Đây là một suy nghĩ không đúng. Việc đưa ra quyết định nên được thông qua tất cả các cấp của doanh nghiệp. Các nhân viên cấp dưới thường biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình hơn các cấp lãnh đạo. Do đó, quyết định của họ thường có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn tổ chức doanh nghiệp.
5. Chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt thông tin
Những CEO giỏi cần đảm bảo mọi người đều hiểu chính xác các kế hoạch hành động cũng như những thông tin họ cần. Vì vậy, họ cần chia sẻ các kế hoạch với tất cả đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới. Mặt khác, các CEO nên cho nhân viên nắm được những thông tin bạn cần để thực hiện các kế hoạch đó.
Xem thêm: 05 phong cách lãnh đạo phổ biến
6. Tập trung vào các cơ hội
Các Giám đốc Điều hành thường tập trung vào các cơ hội nhiều hơn những khó khăn. Việc quan tâm giải quyết những khó khăn chỉ có tác dụng ngăn ngừa thiệt hại. Nhưng việc khai thác cơ hội mới đem lại kết quả cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, những CEO giỏi sẽ xem một sự thay đổi là cơ hội, không phải là mối đe dọa. Khi gặp những thay đổi, họ luôn tự hỏi: “Làm thế nào để biến sự thay đổi này thành cơ hội cho doanh nghiệp?”.
Bên cạnh đó, Giám đốc Điều hành cần đảm bảo những khó khăn sẽ không lấn át các cơ hội. Bạn nên phân tích các cơ hội trước, sau đó hãy tiến hành thảo luận những khó khăn.
7. Tổ chức những cuộc họp có hiệu quả
Xác định đúng tính chất của cuộc họp là bí quyết để tổ chức một cuộc họp có hiệu quả. Tùy vào mỗi loại cuộc họp sẽ có hình thức chuẩn bị và kết quả khác nhau. Bạn nên triển khai theo nội dung và hình thức cuộc họp đã được xác định. Cuộc họp cần được dừng lại ngay sau khi đã đạt được mục đích chính. Bạn không nên thảo luận thêm một vấn đề khác không có trong kế hoạch. Thay vào đó, bạn cần tóm tắt lại những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp.
8. Dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói
Các CEO chỉ có được quyền lực khi được tổ chức tin tưởng. Do đó, bạn không nên dùng từ “tôi” trong suy nghĩ và hành động của mình. Thay vào đó, bạn nên dùng từ “chúng tôi” để có được sự tin tưởng của nhân viên và trở thành một người có tính thuyết phục. Việc này giúp nhân viên hiểu rằng, bạn nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của tổ chức trước khi nghĩ đến bản thân.
Hy vọng những bí quyết trên sẽ giúp các CEO điều hành doanh nghiệp thành công và hiệu quả. Bên cạnh đó, Những nhà lãnh đạo, quản lý các cấp có thể tham gia khóa học Giám đốc Điều hành CEO tại IABM. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Tham khảo thông tin khóa học CEO tại đây.