Việc lãnh đạo quản lý và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và sa thải họ khi nhìn nhận thấy mặt yếu kém trong thái độ và kỹ năng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc nhân sự đặc biệt là những người giỏi quyết định ra đi với số lượng lớn thì đó sẽ là vấn đề của người quản lý.
Thiếu hụt nhân sự sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Mà nếu các nhà quản lý lắng nghe và tự đặt trong hoàn cảnh của nhân viên khi xem xét các vấn đề thì mọi chuyện có thể sẽ không xảy đến quyết định nghỉ việc của họ. Có không ít các vấn đề phát sinh giữa mối quan hệ của sếp và nhân viên đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn xem xét và điều chỉnh lại bản thân.
Người quản lý “vắt kiệt” sức lao động của nhân viên
Đây là sai lầm của nhiều công ty trong việc phân bổ và giao việc. Làm việc là điều tất yếu đặc biệt với những người có năng lực. Họ thường được giao trách nhiệm nhiều hơn so với các nhân viên khác bởi khả năng đảm nhận công việc của mình. Tuy nhiên, khi khối lượng đầu việc cần giải quyết quá lớn, trong khi cơ hội thăng chức hoặc tăng lương không được quan tâm, thì họ sẽ có quyết định rời đi.
Không nhìn nhận những đóng góp và khen thưởng cho nhân viên
Việc thấu hiểu và thường xuyên trao đổi với nhân viên là một trong những điều mà những nhà quản lý cần làm. Đây là cách khiến nhân viên cảm thấy được trân trọng. Và họ sẽ càng thể hiện tốt năng lực hơn nữa nếu nhân viên nhận được lời khen ngợi đúng lúc giống như khẳng định sự nhìn nhận của quản lý đối với họ.
Không giữ lời hứa
Để thúc đẩy năng suất lao động của nhân viên, có không ít quản lý đưa ra những lời hứa về cơ hội tăng lương, thăng chức hay thưởng theo năng suất. Tuy nhiên, nếu lời hứa không được thực hiện thì trong mắt nhân viên các nhà quản lý là người không đáng tin cậy. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” luôn đúng. Đây cũng sẽ là một trong những điểm hạn chế khiến nhân viên cốt lõi quyết định nghỉ việc.
Chiêu mộ và đề bạt sai người
Những nhân viên có năng lực thường thích được làm việc với người sếp cùng chí hướng và quan điểm. Tương tự như vậy, có không ít quản lý thích làm việc và đề bạt những nhân sự cùng quan điểm với mình. Tư tưởng này có thể dẫn đến việc quản lý đề thiên vị và bạt sai người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những nhân viên có trách nhiệm và thực sự làm tốt công việc, khiến năng suất và mong đợi được gắn bó với doanh nghiệp đi xuống.
Không thúc đẩy cho sự phát triển của nhân viên
Những nhân viên có năng lực thường dành nhiều thời gian và công sức cho những đam mê và nhiệt huyết của mình. Việc sếp tạo cơ hội cho họ phát huy sở trường sẽ giúp hiệu suất công việc được đẩy lên đáng kể. Ngược lại có không ít những nhà quản lý sợ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và ngăn cản cơ hội được mở rộng và nghiên cứu những ý tưởng mới. Điều này sẽ hạn chế cơ hội phát triển kỹ năng của nhân viên và khiến nhân viên tìm kiếm cơ hội tốt hơn để thực hiện những kế hoạch dang dở.
Không biết cách thúc đẩy kỹ năng của nhân viên
Ngoài một số quản lý giám sát quá chặt chẽ công việc của nhân viên thì cũng có những người nới lỏng và không quan tâm việc nhân viên đang làm gì. Một quản lý tốt là người biết cách giám sát công việc của cấp dưới một cách hiệu quả mà không phải dành thời gian theo sát họ. Ngoài ra, những nhân viên giỏi thường mong đợi được nghe phản hồi trong công việc để giúp họ phát triển thêm nhiều kỹ năng mới hơn và việc đồng thuận với mọi ý kiến họ đưa ra.
Thực trạng “Nhân viên không rời bỏ công việc, họ chỉ rời bỏ những người quản lý” có lẽ không phải là chuyện hiếm. Nếu quản lý muốn giữ chân nhân tài, họ cần có phương án để thúc đẩy họ và hướng họ trở thành nhân sự nòng cốt lâu dài của công ty. Không chỉ là vấn đề ở mức lương thưởng hay cơ hội thăng chức, người sếp thấu hiểu và tạo mọi điều kiện để nhân viên phát triển. Đây là bước đầu quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển theo định hướng dài hạn.
Các bạn đang quan tâm đến thời gian khai giảng trong tháng cho các khóa học dành cho các nhà quản lý, vui lòng tham khảo tại đây.