Chiều 15/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết đã ghi nhận ý kiến của các hãng ôtô trong nước khi dự kiến điều chỉnh thuế
Đây là dự án luật dự kiến được thông qua từ kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2015) nhưng do còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là với đề xuất điều chỉnh mạnh thuế ôtô nên đã được quyết định lùi việc thông qua đến kỳ họp thứ 11 (dự kiến vào tháng 3/2016).
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự án luật), ông Phùng Quốc Hiển cho biết, qua thảo luận, một số ý kiến đề nghị không chia thành nhóm nhỏ đối với xe có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3, không phân loại dung tích dưới 1.000 cm3 và đề nghị không giảm thuế quá sâu đối với dòng xe dưới 2.000 cm3.
Có ý kiến cho rằng, việc chia nhỏ và giảm thuế suất quá sâu đối với dòng xe có dung tích xi lanh nhỏ sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước và chủ yếu ưu đãi cho xe nhập khẩu.
Dự thảo báo cáo tiếp thu, giải trình dự án luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ tập trung ưu tiên phát triển đối với phân nhóm dòng xe có dung tích xi lanh nhỏ, sử dụng ít nhiên liệu, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Qua thống kê sơ bộ 9 tháng đầu năm 2015, số lượng xe có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống nhập khẩu bán ra trong nước khá lớn, khoảng 8.650 chiếc, chiếm khoảng 89 số lượng xe có dung tích xi lanh từ 1.000 cm3 trở xuống tiêu thụ trên thị trường.
Do đó, nếu quy định như dự thảo luật dễ dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu dòng xe có dung tích xi lanh nhỏ để bán trong nước mà không chú trọng đầu tư phát triển như mục tiêu của chiến lược.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, thường trực cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đề nghị không chia nhỏ dòng xe có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 như dự thảo luật.
Đồng thời, điều chỉnh giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 mỗi năm giảm xuống 5 so với thuế suất hiện hành và bỏ lộ trình giảm trong năm 2019. Cụ thể:
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống: từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 40 (giảm 5 so với hiện hành), từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 35 (giảm 10 so với hiện hành).
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3: từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 40 (giảm 5 so với hiện hành).
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3: từ ngày 1/7/2016 áp dụng thuế suất 55 (tăng 5 so với hiện hành), từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 60 (tăng 10 so với hiện hành).
“Chúng tôi đã làm việc với các hãng ôtô trong nước, ghi nhận ý kiến và điều chỉnh như vậy. Việc giảm thuế, theo đó, sẽ không tác động lớn, sẽ đảm bảo giữ được ngành sản xuất ôtô trong nước”, ông Hiển hồi âm câu hỏi của Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu ra tại phiên thảo luận.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giao Uỷ ban Tài chính – Ngân sách cùng Bộ Tài chính tiếp tục rà soát một lần nữa các quy định để trình dự thảo luật ra Quốc hội vào kỳ họp gần nhất.
Theo vneconomy