Quản lý cấp trung là vị trí nòng cốt trong doanh nghiệp. Bất kỳ dự án hay kế hoạch kinh doanh nào của doanh nghiệp họ cũng tham gia với tầm ảnh hưởng không hề nhỏ. So với nhà lãnh đạo cấp cao, quản lý cấp trung là người tiếp xúc với đội ngũ nhân viên thường xuyên hơn, tham gia xây dựng nhóm làm việc hiệu quả cũng như điều phối mọi hoạt động để tạo ra hiệu quả công việc cao nhất.
Thực tế cho thấy với áp lực từ 2 chiều – cấp trên và cấp dưới, nhà quản lý cấp trung ở Việt Nam đang thiên về kiểm soát, chỉ huy con người thay vì điều phối, quản lý các nguồn lực. Điều này gây áp lực ngược lại cho chính nhân viên và khiến vai trò cầu nối cho lãnh đạo cấp cao và cấp dưới của quản lý cấp trung trở nên mờ nhạt.
Trong suốt hơn 13 năm tư vấn, đào tạo doanh nghiệp, IABM cũng nhận thấy: bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đề cao năng lực, vai trò của tầm quản lý cấp trung. Điều này tạo ra nhiều “lỗ hổng chết người” khiến tổ chức hoạt động mà mất đi khung xương sống, làm cho các bộ phận: nhân sự, tài chính, công nghệ… không được kết nối trơn tru và vận hành hiệu quả.
Tại IABM, chương trình đào tạo “Quản lý cấp trung” chú trọng phát triển toàn diện năng lực quản lý, giúp học viên xác định đúng vai trò, trách nhiệm của một nhà quản lý cấp trung, bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng chân dung nhà quản lý cấp trung hiện đại, chuyên nghiệp.
Thứ hai, phát triển năng lực tư duy chiến lược và quản trị dự án.
Thứ ba, phát triển năng lực quản lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa bộ phận.
Thứ tư, phát triển kỹ năng mềm phục vụ quản lý.
Với yêu cầu phải không ngừng cải tiến và chuyên nghiệp hóa bộ máy quản trị doanh nghiệp để phát triển bền vững và vươn mình hội nhập quốc tế như hiện nay, nhà quản lý cấp trung cần nhận thức rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm mà mình phải đảm đương để từ đó thường xuyên trau dồi kỹ năng, nâng tầm quản lý, mở ra cơ hội thăng tiến cao hơn và đạt nhiều thành công hơn.