Thách thức đặt ra ngay từ tháng đầu năm
Năm 2016, ngành Hải quan được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán phấn đấu thu thuế xuất nhập khẩu (XNK) 270.000 tỷ đồng. Chỉ tiêu này được Tổng cục Hải quan xác định là sẽ phải vượt qua nhiều thách thức.
Theo Tổng cục Hải quan, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều biến động, giá dấu thô vẫn trên đà giảm sâu; đặc biệt là thuế suất thuế nhập khẩu theo các Hiệp định tự do (FTA) ngày càng cắt giảm mạnh.
Với chỉ tiêu thu cả năm 2016 là 270.000 tỷ đồng, tính bình quân mỗi tháng ngành Hải quan phải thu vượt 22.500 tỷ đồng. Thách thức này đã đặt lên vai ngành Hải quan ngay từ tháng đầu năm 2016.
Công bố của Tổng cục Hải quan cho thấy, số thu thuế xuất nhập khẩu tháng 1/2016 của ngành chỉ đạt 17.800 tỷ đồng, bằng 6,6 so với dự toán năm, giảm 19,8 so với tháng 1/2015… Trong đó, thuế xuất khẩu đạt 175 tỷ đồng; thuế nhập khẩu đạt 4.525 tỷ đồng; thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 1.290 tỷ đồng; thuế GTGT đạt 11.770 tỷ đồng…
Nguyên nhân giảm thu do kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số thu lớn có xu hướng giảm mạnh so với tháng 12/2015 như: xăng dầu giảm 12 về lượng và giảm 31,9 về trị giá; ô tô nguyên chiếc giảm 51,6 về lượng và giảm 55,9 về trị giá; sắt thép các loại giảm 21,6 về lượng và giảm 20,9 về trị giá; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 4,8…
Mặt khác, tháng 1/2016, giá dầu thô thế giới tụt xuống 28 USD/thùng và đang tiếp tục giảm trong tháng 2/2016.
Phấn đấu thu vượt dự toán 2,2
Trước bối cảnh nêu trên, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 1055/CT-TCHQ yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Tài chính, phấn đấu đạt 276.000 tỷ đồng, vượt 2,2 dự toán được giao.
Theo đó, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về thực hiện chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Hải quan.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan giao cục hải quan các tỉnh, thành phố theo dõi, quản lý sát tình hình thu nộp ngân sách; phân tích báo cáo kịp thời các yếu tố tác động đến số thu, đề xuất tham mưu xử lý kịp thời vướng mắc về chế độ, chính sách thuế ảnh hưởng tới quản lý thu nộp ngân sách.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu (XNK): duy trì tổ giải quyết nhanh, thực hiện đối thoại thường xuyên với DN để lắng nghe, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan, thủ tục quản lý thuế, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK.
Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng quan tâm đến các biện pháp chống thất thu thuế như: tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan theo đúng quy định, hạn chế DN lợi dụng sơ hở của các khâu trước và trong thông quan để gian lận trốn thuế. Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế tại đơn vị, phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết từng khoản nợ, đưa ra biện pháp xử lý phù hợp theo quy trình quản lý nợ của Tổng cục Hải quan.
Tăng cường kiểm tra các trường hợp giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế. Đặc biệt, tập trung kiểm tra các trường hợp khai báo nhầm loại hình đối với hàng hóa phải kiểm tra thực tế 100 đối với hàng hóa XK theo quy định, DN được phân loại rủi ro cao về hải quan, rủi ro cao về thuế, DN XK mặt hàng rủi ro cao như xăng dầu, điện thoại di động, thiết bị điện tử, phân bón, hóa chất, vải, vật liệu xây dựng, rượu, bia, thuốc lá…
6 cục hải quan được giao số thu hàng đầu ngành Hải quan: Hải quan TP. Hồ Chí Minh (102.500 tỷ đồng); Hải Phòng (49.000 tỷ đồng); Bà Rịa-Vũng Tàu (19.000 tỷ đồng); Hà Nội (19.200 tỷ đồng); Đồng Nai (14.600 tỷ đồng); Quảng Ninh (13.100 tỷ đồng). |
Theo Thời báo Tài chính Việt Nam