Một sản phẩm hoặc thương hiệu ra đời thường đi liền với một câu tagline hoặc slogan để định vị sản phẩm và thể hiện triết lý của công ty. Trong khi slogan được xem là công cụ xây dựng giá trị thương hiệu thì tagline được xây dựng giúp người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm một cách rõ nét.
Tagline là gì?
Tagline là một thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực marketing và thường được xuất hiện cuối cùng sau các mẫu quảng cáo. Đây là cách giúp quảng cáo trở nên ấn tượng và khiến khách hàng nhớ đến nhãn hàng lâu hơn.
Tagline ra đời cũng rất tình cờ khi Tom Bodett ghi âm một đoạn quảng cáo qua radio cho Motel 6 thì phát hiện ra kịch bản của mình còn thiếu vài giây. Để kết thúc quảng cáo, ông đã ngẫu hứng thêm một vài từ “We’ll leave the light on for you” (Chúng tôi luôn chờ đợi bạn). Câu tagline này đã trở thành một hiện tượng và có tầm ảnh hưởng đến khách hàng. Đây cũng là lý do mà khái niệm về tagline ra đời.
Thế nào là một tagline ấn tượng
Tagline giống như một câu mô tả nhanh nhất về sản phẩm hoặc thương hiệu và thường đi liền với logo. Thông thường các doanh nghiệp có thể đổi nhiều slogan khác nhau, nhưng tagline lại thường là duy nhất. Ngôn ngữ trong tagline cũng phải rất rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu.
Cách thức xây dựng tagline ấn tượng
Để xây dựng được một ý tưởng tagline chỉ với vài từ ngắn ngủi là một điều không hề dễ. Các marketer phải vận dụng và suy nghĩ để đúc kết ra một câu duy nhất cho sản phẩm hoặc thương hiệu. Để làm được điều này, các marketer thường trải qua 06 bước cơ bản.
Bước 1: Xác định thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải
Đây là bước đầu đòi hỏi marketer phải trả lời cho các câu hỏi:
- Thương hiệu/ sản phẩm của doanh nghiệp có điểm gì nổi bật?
- Đâu là giá trị cốt lõi của thương hiệu/ sản phẩm?
- Thương hiệu của bạn đang đứng ở đâu trên thị trường?
- Khách hàng bạn đang muốn hướng đến là ai?
Từ các câu trả lời và đặc điểm nổi bật của sản phẩm, marketer có thể lên ý tưởng cho những gì họ cần nói và điều khách hàng muốn nghe.
Bước 2: Lựa chọn các từ khóa chính
Các từ khóa thường được lựa chọn để lên nội dung tagline bao gồm các điểm nổi bật của sản phẩm, vị trí thương hiệu, đối tượng khách hàng muốn nhắm đến hay giá trị của cảm xúc… Marketer có thể chuẩn bị một tờ giấy lớn và viết ra những từ khóa có thể nghĩ ra để làm yếu tố cốt lõi lên câu tagline.
Bước 3: Triển khai từ khóa thành câu văn
Sau khi lên được các từ khóa chính, hãy phát triển ý với bất kỳ câu nói nào liên quan. Độ ngắn dài trong thông điệp lúc này cũng chưa quá quan trọng.
Bước 4: Cô đọng lại nội dung
Các câu tagline thường là một hoặc 2 câu ngắn gọn để giúp người xem bắt nội dung nhanh. Sau khi đã lựa chọn được những ý tưởng phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra, bạn hãy cân nhắc việc rút gọn ý, bỏ những chữ không cần thiết. Cuối cùng bạn sẽ lựa chọn được những từ đắt giá nhất cho tagline của mình.
Bước 5: Chia sẻ để nhận được đánh giá
Việc chia sẻ để nhận được ý kiến từ những người khác sẽ có hai mặt. Mặt tốt là sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng mới, chỉnh sửa lại câu từ phù hợp hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mỗi người sẽ có những ý kiến trái chiều khác nhau sẽ khiến cho bạn khó trong việc lựa chọn đâu là chia sẻ phù hợp nhất. Vì vậy, marketer cần đảm bảo cởi mở tiếp thu ý kiến từ mọi người, nhưng vẫn cân nhắc và tự đưa ra quyết định cuối cùng.
Bước 6: Trình bày ý tưởng
Sau khi đã tìm ra được những tagline phù hợp, giờ là lúc marketer trình bày ý tưởng với sếp. Bạn hãy chuẩn bị một vài option phù hợp nhất và cho lý do cho việc nên lựa chọn nó.
Tagline là một khái niệm không còn mới trong marketing hiện đại bởi nó đã ra đời từ 30 năm trước. Tuy nhiên, cho đến hiện nay khi xây dựng sản phẩm hoặc thương hiệu mới, việc xây dựng tagline cho các quảng cáo luôn được các marketer chú trọng. Bởi đi liền với logo và sản phẩm mà nhà sản xuất đưa ra, một tagline “để đời” sẽ giúp khách hàng mục tiêu nhớ đến thương hiệu khi họ cần.
CMO – Giám đốc Marketing sẽ là người cuối cùng kiểm duyệt và đưa ra quyết định cho tagline phù hợp. Để làm được điều này, CMO phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó như một thông điệp quan trọng gửi tới khách hàng mục tiêu. Tìm hiểu thêm về khóa học CMO- Giám đốc Marketing để biết rõ hơn về vai trò của họ trong việc ra quyết định cho các chiến dịch marketing hiệu quả tại đây.