Đó là: kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời hạn và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế. Ngoài ra, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục đơn giản hóa tối thiểu 20 số thủ tục hành chính (TTHC) thuế, đồng thời sửa đổi, bổ sung 100 quy trình liên quan đến kê khai, nộp thuế. Đây là các mục tiêu quan trọng nhất của công tác cải cách thủ tục hành chính thuế trong năm 2016.
420 giờ nộp thuế đã được cắt giảm
Báo cáo với Chính phủ về kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016, Tổng cục Thuế cho biết, trong năm 2015 tiếp tục các giải pháp thực hiện rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế để cắt giảm TTHC, giảm số giờ tuân thủ về thuế cho người dân và DN, thời gian nộp thuế đã giảm tiếp được khoảng trên 50 giờ. Kết quả này cộng với 370 giờ đã cắt giảm trong năm 2014, Tổng cục Thuế đã đạt và vượt mục tiêu mà Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ đã đặt ra về việc giảm thời gian nộp thuế xuống dưới 121,5 giờ trong năm 2015.
Cùng với đó, tính đến cuối năm 2015, Tổng cục Thuế đã cắt giảm 63 TTHC, đơn giản hoá 50 TTHC, đưa số TTHC trong lĩnh vực thuế sau khi rà soát hiện chỉ còn 385, giảm tới 58 thủ tục so với thời điểm 30/6/2015. Đồng thời, với nhiều giải pháp triển khai hiệu quả, việc thực hiện khai thuế qua mạng
Internet đã được áp dụng đối với 99 số DN đang thuộc diện quản lý thuế. Riêng nỗ lực ký kết thoả thuận với 45 ngân hàng thương mại để triển khai nộp thuế điện tử tại 63 địa phương trong cả nước, đã tạo điều kiện để đến cuối năm 2015, cả nước đã có hơn 93,1 DN đăng ký tham gia nộp thuế điện tử với số tiền đã nộp vào NSNN từ đầu năm 2015 đến nay là 146.500 tỷ đồng. Nhiều địa phương đã có 100 DN thực hiện khai thuế, nộp thuế trên môi trường điện tử.
Để nhanh chóng đưa các nội dung cải cách TTHC đi vào cuộc sống, cũng trong năm 2015, cơ quan thuế các cấp đã rà soát 70 quy trình, quy chế, trong đó có 30 quy trình, quy chế liên quan trực tiếp đến người nộp thuế. Theo đó, Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung 43 quy trình, quy chế. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử đối với triển khai thực hiện hóa đơn điện tử đối với DN vừa và nhỏ, cũng trong năm này Tổng cục Thuế đã áp dụng thí điểm loại hình hóa đơn điện tử cho 200 DN trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM để làm cơ sở cho việc triển khai mở rộng trong những năm tới.
3 nhóm chỉ tiêu mới
Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 đặt ra yêu cầu năm 2016 phấn đấu đạt mức ASEAN-4 về cải cách hành chính thuế đối với 3 nhóm chỉ tiêu mới là: kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời hạn và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế. Bên cạnh đó, Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 cũng đặt ra nhiệm vụ trọng tâm đối với Tổng cục Thuế là tổ chức triển khai thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc; trong đó cơ quan thuế hỗ trợ DN vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế; tiếp tục triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử đối với lĩnh vực đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân.
Để đạt được các yêu cầu Chính phủ đề ra, Tổng cục Thuế đang tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai nộp thuế điện tử, phấn đấu tiến tới đạt 90 về cả 3 chỉ tiêu: số DN đang quản lý thuế trên địa bàn; số chứng từ nộp thuế và số tiền thuế thu được trên địa bàn quản lý. Cùng với đó là triển khai thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra, thực hiện hoàn thuế điện tử, giám sát chặt chẽ tình hình hoàn thuế, hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, khiếu nại của DN. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng các đề án hiện đại hoá thủ tục đối với cá nhân kê khai, nộp thuế điện tử đối với lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô, xe máy; nộp thuế điện tử các khoản thu từ bất động sản (thuế TNCN, lệ phí trước bạ); ủy nhiệm cho tổ chức kinh tế thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; hoá đơn điện tử; kết nối thông tin giữa cơ quan thuế với cơ quan tài nguyên môi trường.
Cũng trong năm 2016, Tổng cục Thuế cho biết sẽ rà soát giảm tối thiểu 10 số TTHC thuế, đơn giản hóa tối thiểu 20 số TTHC thuế; sửa đổi, bổ sung 100 quy trình liên quan đến kê khai, nộp thuế của người nộp thuế; công khai, minh bạch, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuế thường xuyên, kịp thời; hoàn thiện hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động, chỉ số về sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động quản lý thuế; tổ chức định kỳ hoạt động đối thoại giữa cơ quan thuế với DN nhằm giải quyết mọi vướng mắc, thúc đẩy DN phát triển.
Theo Tạp chí thuế