Trải qua lịch sử phát triển với 04 cuộc cách mạng công nghiệp, mỗi thời kỳ lại cho chúng ta nhận được giá trị hỗ trợ sự phát triển của nhân loại. Cùng với cuộc cách mạng này, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì họ cũng không thể đi chệch lại xu thế đó. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này đã tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế từ kinh doanh, xây dựng, giao thông, y tế, giáo dục… Và mục tiêu của nó là hỗ trợ tăng năng suất lao động, giảm bớt áp lực chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Điểm lại lịch sử qua các cuộc cách mạng công nghiệp
Toàn nhân loại đã trải qua 04 cuộc cách mạng, qua mỗi thời kỳ thế giới lại phát triển thêm nhiều công nghệ hữu ích hỗ trợ con người.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1
Đây là bước đầu hình thành nên khái niệm cho các cuộc cách mạng. Ở giai đoạn này, bước phát triển đột phá mà con người nhìn thấy được đó là sự ra đời của các sản phẩm sử dụng năng lượng nước, hơi nước và các sản phẩm cơ giới hóa. Cuộc cách mạng đã hỗ trợ con người trong việc thay thế kỷ nguyên của lao động thủ công bằng các sản phẩm cơ giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng nổ ra cùng thời điểm với các cuộc chiến tranh thế giới. Đây là giai đoạn hình thành những nền công nghiệp vẫn còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép và sản xuất hàng tiêu dùng.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Thời kỳ có bước ngoặt lớn với sự ra đời của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tối ưu hóa quy trình sản xuất tự động. Nó còn được gọi với cái tên là cuộc cách mạng số bởi đây là chất xúc tác cho sự ra đời của chất bán dẫn và siêu máy tính. Đây là thời kỳ giúp thế giới kết nối với nhau, tạo ra giá trị và sản phẩm phục vụ lợi ích con người với chi phí ít hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Ra đời trong khoảng đầu thế kỷ 21, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn liền với trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data) và vạn vật kết nối (Internet of things-IoT). Sự phát triển chóng mặt của thời kỳ này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng và thay đổi.
Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ số trong quản trị
Việc ứng dụng công nghệ trong quản trị đã phát triển và được đẩy mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp áp dụng các ứng dụng công nghệ còn nhiều hạn chế. Vấn đề này xuất phát từ việc các Giám đốc điều hành và nhà quản lý thiếu những kiến thức về mô hình công nghệ số mà doanh nghiệp áp dụng và những lợi ích của chúng.
Kết nối các phòng ban trong doanh nghiệp
Việc áp dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp quản lý và kết nối quy trình giữa các phòng ban. Mọi thông tin được lưu trong cùng một hệ thống giúp Giám đốc điều hành quản lý hiệu quả các công việc của từng bộ phận, theo dõi liên tục quy trình và dễ dàng can thiệp vào từng khâu trong hệ thống khi gặp sự cố. Từ đó quá trình xử lý thông tin trở nên nhanh chóng và hiệu quả.
Tối ưu hóa năng suất lao động
Một trong những lo lắng của các nhà quản lý và đặc biệt là Giám đốc điều hành đó là việc đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhân viên. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số giúp nhân viên giảm tải khối lượng các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, giúp họ tập trung hơn vào những công việc mang tính chuyên môn. Đây là cách họ tối ưu hóa thời gian làm việc mà vẫn đạt được hiệu quả công việc được giao.
Đẩy mạnh sức cạnh tranh trên thị trường
Việc cạnh tranh trên thị trường là điều không tránh khỏi với các doanh nghiệp đang khai thác trên cùng một miếng bánh. Áp dụng công nghệ số không chỉ là xu hướng mà nó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, kết nối với khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.
Tăng cường sự minh bạch trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp luôn cần quan tâm đến các dữ liệu thống kê, báo cáo để đánh giá hiệu quả của các mục tiêu đã được đề ra. Thông qua hệ thống quản trị, Giám đốc điều hành luôn sẵn sàng cập nhật thông tin từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
Là một CEO – Giám đốc điều hành, việc ra quyết định thay đổi cho cả hệ thống đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về lợi ích và những tác động của công nghệ số đến doanh nghiệp sẽ giúp CEO lựa chọn được hệ thống phù hợp với mức chi phí hợp lý nhất. Với khoa học CEO – Giám đốc điều hành tại IABM, các chủ doanh nghiệp sẽ làm chủ được kiến thức chuyên môn, cập nhật những xu thế quản trị mới và tìm ra giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý trong kỷ nguyên công nghệ số. Liên hệ đăng ký với IABM ngay hoặc tham khảo nội dung khóa học tại đây.