Để vận hành một doanh nghiệp hiệu quả cần có một đội ngũ các giám đốc vững mạnh mà trong đó giám đốc điều hành, tài chính, nhân sự đóng vai trò chủ chốt. Điều đó cũng có nghĩa là cần phải làm sao cho từng cá nhân giám đốc vừa có thể phát huy tối đa năng lực lãnh đạo của họ vừa có thể hợp tác và quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất. Học giám đốc – câu chuyện dài nhưng là bước đi ngắn để phát triển năng lực lãnh đạo.
Bài toán phát triển năng lực lãnh đạo của giám đốc
Ở vị trí lãnh đạo, chắc hẳn, giám đốc điều hành luôn mong muốn hoàn thiện năng lực lãnh đạo, có khả năng truyền cảm hứng và đạt được sự đồng thuận của đội nhóm, cũng như phát triển được đội ngũ nhân sự kế thừa, hướng đến sự phát triển bền vững chung. Tuy nhiên trong thực tế guồng quay công việc, một bộ phận không ít giám đốc lại bỏ lơ việc nâng cấp kiến thức của mình nhằm đáp ứng sự phát triển của doanh nghiệp.
Rõ ràng rằng, khi các doanh nghiệp phát triển về quy mô và đứng trước thách thức cạnh tranh khắc nghiệt thì giám đốc đòi hỏi phải có thêm năng lực mới và kỹ năng mới, đặc biệt là năng lực về hoạch định và lập kế hoạch chiến lược, sự am hiểu sâu hơn về thị trường tài chính và môi trường kinh doanh. Nếu không chuẩn bị tốt thì năng lực hiện có của giám đốc có thể không đủ để giúp doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn mới.
Lời giải phát triển năng lực lãnh đạo cho giám đốc
Để tương xứng với chức danh của chính mình, hơn bao giờ hết, các giám đốc điều hành – tài chính – nhân sự cần phải liên tục học hỏi, mà trong đó, học cách tư duy và nhận thức là điều tối quan trọng. Bên cạnh việc làm giàu kinh nghiệm và duy trì một trực giác tốt, các giám đốc phải trang bị cho mình tư duy khoa học để lĩnh hội kiến thức quản trị, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo một cách khoa học và giảm bớt cảm tính.
Một giám đốc chuyên nghiệp sẽ gắn cả cuộc đời với bốn lĩnh vực: hoạch định chiến lược, quản lý con người, tổ chức hệ thống và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để làm tốt, giám đốc cần phải được trang bị kiến thức quản trị, bao gồm:
Quản trị tổng quát: các mô hình quản trị khoa học, kỹ năng quản lý hệ thống.
Quản trị chiến lược: xác định các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch, dự án để đạt được mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp cho việc thực hiện.
Quản trị nhân sự: hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong doanh nghiệp.
Quản trị tài chính – đầu tư: lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Quản trị rủi ro: thiết lập dự báo, tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
Vậy nên có thể thấy lượng thông tin cần cập nhật rất “đồ sộ”, đòi hỏi các giám đốc cần phải liên tục và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Học từ chính các đồng nghiệp, học thông qua những câu chuyện về doanh nhân thành đạt trên thế giới, thông qua việc đọc sách, báo để đúc kết các kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp. Đó chính là chân dung của người giám đốc năng động và thành đạt thời đại mới mà mỗi giám đốc cần ghi nhớ và thực hành hàng ngày.