Công việc của Kế toán trưởng – Vị trí chiến lược của doanh nghiệp

22 Tháng Mười, 2022

Công việc của Kế toán trưởng – Vị trí mang tính chiến lược của doanh nghiệp

Kế toán trưởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Vậy, kế toán trưởng là gì? Công việc của kế toán trưởng thế nào? Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trưởng gồm những gì? Để làm kế toán trưởng, bạn cần có kỹ năng gì? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên và nhiều thông tin hơn nữa qua bài viết này của IABM.

Kế toán trưởng có một vị trí quan trọng không chỉ trong vai trò lãnh đạo phòng kế toán mà còn trong lĩnh vực quản lý kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng sẽ giám sát công việc của các chuyên viên tài chính và làm việc dưới quyền của Giám đốc tài chính (CFO).

1. Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là vị trí nằm trong đội ngũ quản lý cấp cao, là một phần không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp phát triển các mục tiêu dài hạn. 

Kế toán trưởng có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, từ việc giám sát các hoạt động của phòng kế toán để thực hiện các loại hồ sơ tài chính đến việc đề xuất các chiến lược tài chính trước ban lãnh đạo hoặc đưa ra các quyết định đầu tư cho doanh nghiệp. 

2. Vai trò và công việc của kế toán trưởng 

Là một trong những vị trí quản lý cấp cao và đứng đầu bộ phận kế toán của công ty, kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty, bao gồm việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chấn chỉnh các công việc mà kế toán viên đã thực hiện để đảm bảo tuân thủ các quy định. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm tham mưu cho cấp trên về các chiến lược tài chính kế toán của doanh nghiệp.

Có thể thấy, với vai trò của mình, kế toán trưởng có trách nhiệm với sự phát triển chung của bộ phận kế toán và cả doanh nghiệp. Để thực hiện tốt vai trò của mình, những công việc của kế toán trưởng phụ trách có thể kể đến như: 

2.1 – Quản lý tất cả hoạt động của phòng kế toán

Công việc của kế toán trưởng cần thực hiện tốt nhất chính là điều phối các hoạt động chung của phòng kế toán, đảm bảo rằng tất cả các nhân viên kế toán điều hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp, nắm vững quy trình, công việc phụ trách và đáp ứng đúng tiến độ. Kế toán trưởng cũng là người hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên mới về quy trình làm việc và cách thức hạch toán của doanh nghiệp.

Ngoài ra, kế toán trưởng còn có trách nhiệm đảm bảo tiến độ thực hiện các báo cáo cần thiết và đại diện phòng kế toán đưa ra những đề xuất giúp lãnh đạo xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả và kịp thời. 

Trong thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, kế toán trưởng còn có trách nhiệm cập nhật và đề xuất áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới để tăng hiệu quả công việc, tối ưu thời gian và chi phí.

Công việc của kế toán trưởng là điều phối, bao quát  các hoạt động chung của phòng kế toán

Công việc của kế toán trưởng là điều phối, bao quát các hoạt động chung của phòng kế toán

2.2 – Giám sát quá trình thực hiện giấy tờ, hồ sơ 

Công việc của Kế toán trưởng là giám sát việc quyết toán các khoản thu-chi, kiểm kê tài sản và dòng tiền của doanh nghiệp. Đảm bảo các công việc được thực hiện đầy đủ, chính xác và hợp pháp.

Việc theo dõi và đảm bảo quá trình thực hiện các loại giấy tờ, hồ sơ, thuế,… liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp kế toán trưởng nắm bắt tình hình hoạt động của bộ phận, doanh nghiệp và có sự can thiệp kịp thời, nhằm tránh những tình huống xấu có thể phát sinh. 

2.3 – Lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bản tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được thực hiện vào một thời điểm cố định như cuối tháng/quý/năm hoặc bất kỳ lúc nào khi khi Ban Giám đốc yêu cầu. Kế toán trưởng sẽ là người thực hiện hoặc phân chia công việc cho các kế toán viên và kiểm tra cuối cùng để đảm bảo tính chính xác.

2.4 – Phân tích và dự báo tài chính  

Phân tích và dự báo tài chính là một nhiệm vụ quan trọng của kế toán trưởng. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, kế toán trưởng sẽ phải đưa ra dự báo phù hợp với xu hướng thị trường và doanh nghiệp. Từ đó, các nhà Quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định trong việc tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào và nên duy trì mức ngân sách sao cho hợp lý. Phân tích và dự báo tài chính còn giúp doanh nghiệp xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh, khắc phục các vấn đề tài chính.

Ngoài nhiệm vụ chính, kế toán trưởng còn thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên, những nhiệm vụ này sẽ phụ thuộc vào đơn vị mà họ đang làm việc.

3. Công việc của kế toán trưởng cần có các kỹ năng

Để đảm nhận vị trí kế toán trưởng, kiến thức và kinh nghiệm vững chắc là những yếu tố cốt lõi bạn cần đáp ứng. Bên cạnh các kỹ năng nền tảng như kỹ năng tính toán, kỹ năng quản lý thời gian,… kế toán trưởng cần có các kỹ năng quan trọng sau: 

3.1 – Kỹ năng lãnh đạo

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu. Kế toán trưởng sẽ trực tiếp quản lý các kế toán viên và đảm bảo rằng, mỗi cá nhân đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước và doanh nghiệp.

Công việc của Kế toán trưởng quan trọng trong việc tổng hợp, phân tích số liệu,...

Công việc của Kế toán trưởng quan trọng trong việc tổng hợp, phân tích số liệu,…

3.2 – Kỹ năng phân tích

Kế toán trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến tài chính, kế toán, thuế,… ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Để hỗ trợ hiệu quả, kế toán trưởng cần nghiên cứu, nắm rõ tình hình giao dịch kinh tế, các sự kiện phát sinh và đánh giá tác động của các chính sách đối với doanh nghiệp. Việc thành thạo các kỹ năng phân tích sẽ giúp kế toán trưởng thực hiện các nhiệm vụ này một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

3.3 – Kỹ năng tổ chức

Kế toán trưởng phải thực hiện khối lượng lớn công việc liên quan đến sổ sách, thông tin, dữ liệu nên việc có kỹ năng tổ chức và phân bổ thời gian tốt sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách tối ưu. Đây cũng là kỹ năng thiết yếu để kế toán trưởng tổ chức và sắp xếp công việc của các nhân viên kế toán một cách hợp lý, cân bằng và hiệu quả, đóng góp vào thành công chung của cả tập thể. 

3.4 – Kỹ năng giao tiếp

Kế toán trưởng thường xuyên i giao tiếp với nhân viên kế toán để đưa ra các chỉ dẫn, định hướng cụ thể và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý cấp cao. Đáng chú ý, trong trường hợp cần truyền tải thông tin nghiệp vụ cho những người ngoài ngành kế toán, kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa giúp các kế toán trưởng truyền tải thông tin chính xác, dễ hiểu.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp

Kế toán trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp

4. Lộ trình trở thành kế toán trưởng

Nhu cầu tuyển dụng vị trí kế toán trưởng của các doanh nghiệp hiện nay là rất cao, vì hầu hết các công ty và doanh nghiệp đều cần vị trí này. Tuy nhiên, để được xét tuyển kế toán trưởng, ngoài việc trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định đối với kế toán trưởng, bạn còn cần trải qua 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1 – Nhân viên kế toán bộ phận: Các vị trí nhân viên kế toán bạn đảm nhận là nhân viên kế toán kho, kế toán thuế, kế toán kho,…phụ trách các công việc chuyên môn 

+ Giai đoạn 2 – Kế toán tổng hợp: Sau khi đi làm 3 – 5 năm, bạn đã có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vững chắc thì bạn có thể đảm nhận vị trí kế toán tổng hợp, bao quát tất cả các hoạt động của kế toán trong doanh nghiệp

+ Giai đoạn 3 – Kế toán trưởng: Đây là vị trí bạn sẽ đạt được sau khi đi làm từ 7 năm trở lên, nắm rõ các công việc của phòng kế toán, tư duy nhạy bén và đáp ứng các kỹ năng mà kế toán trưởng cần có. 

Để đạt được vị trí kế toán trưởng, bạn cần các bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn vững chắc

Để đạt được vị trí kế toán trưởng, bạn cần các bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn vững chắc

Ngoài ra, để đạt được vị trí kế toán trưởng, bạn cần các bằng cấp sau: bằng cử nhân kế toán hoặc một lĩnh vực liên quan, kinh nghiệm quan trọng trong quản lý tài chính, chứng nhận đào tạo kế toán trưởng, chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên được cấp bởi Bộ Tài chính sau khi bạn vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên (CPA).

Với các nội dung về công việc của kế toán trưởng, IABM mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp các bạn có định hướng tốt nhất cho sự nghiệp của mình. 

Tham gia cộng đồng chuyên gia để nhận nhiều thông tin bổ ích

Đăng ký tham gia ngay cộng đồng các chuyên gia Kế toán - Tài chính, nhận những tài liệu hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng và kiến thức, tự tin đưa ra quyết định và nâng tầm sự nghiệp.

Tham gia ngay

LIÊN HỆ TƯ VẤN

    0915 484 049